Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ độ Nam đến 45 vĩ độ Bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Vì vậy, xét đến điều kiện yêu cầu sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm. Dưới đây, chúng ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:
>>> Có thể bạn quan tâm
Yêu cầu sinh thái của cây chè – Đất và địa hình
Đất đai
Cây chè không kén đất, Song đất trồng chè tốt nhất phải đảm bảo
+ Tính chất vật lý:
- Tầng canh tác dày trên 1m, tối thiểu >70cm
- Mực nước ngầm < 1m (do cây chè không chịu được úng)
- Thành phần cơ giới: Đất thịt nhẹ, thịt trung bình: Chè trồng trên đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho chế biến chè xanh: mùi, vị, hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng:có vị đắng, nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt,chất hòa tan ít.
+ Tính chất hoá học:
- Hàm lượng mùn > 2%, Ntổng số > 0,2%, Pdễ tiêu > 12 mg/100g đất, K > 32 mg/100g đất và đầy đủ vi lượng Mn, Mg, Al, Zn,….
- Đất chua, pH 4,5-5, 5 là tốt nhất.
- Đất có pH < 4 và pH > 6 cây chè sinh trưởng phát triển chậm.
- Chè không trồng được trên đất có pH 7, hàm lượng Ca2+ cao. Nếu nồng độ Ca2+ > 0,2% cây có thể bị ngộ độc và chết.
- Đất trồng chè ở Việt Nam bao gồm: đất Bazan, đất phiến thạch, sa thạch, đất phù sa cổ. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè nhưng, những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ…
Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè.
Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất chè. Các yếu tố địa hình bao gồm: độ cao, độ dốc, hướng dốc, vĩ độ
- Độ cao cách mặt nước biển 500-800m cho phẩm chất tốt
- Vĩ độ càng cao, càng xa đường xích đạo hàm lượng tanin thấp, thời gian thu hoạch chè ngắn, năng suất thấp.
- Độ dốc phù hợp 8-15o, < 8 cây chậm phát triển, > 25o khó canh tác, dễ xói mòn
- Hướng dốc khác nhau thì khả năng tiếp nhận ánh sáng khác nhau. Ảnh hưởng tới quá trình tích lũy tanin
- Chè trồng trên các sườn dốc phía Nam tích luỹ được nhiều tanin hơn phía Bắc, Đông, Tây
Ở Việt Nam dựa vào điều kiện địa hình người ta phân vùng trồng chè thành 3 vùng chính:
- Vùng thấp: độ cao < 200m
- Vùng giữa: độ cao từ 200-1000m
- Vùng cao: độ cao > 1000m
Yêu cầu sinh thái của cây chè – Giống chè:
- Vùng thấp: Trung Quốc lá to, ấn Độ
- Vùng giữa: Trung Quốc lá nhỏ, Trung Quốc lá to, Shan
- Vùng cao: Trung Quốc lá nhỏ, Shan
Định hướng nguyên liệu:
- Vùng thấp: NS cao, chế biến chè đen
- Vùng giữa: NS trung bình, chế biến chè xanh, chè Ôlong
- Vùng cao: NS thấp, chế biến chè xanh, chè vàng chất lượng cao
Nhiệt độ
- Nhiệt không khí nhân tố chủ yếu quyết định sinh trưởng. T0 > 10oC: bắt đầu sinh trưởng, < 10oC ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.
- Giới hạn nhiệt độ thích hợp: 18-25oC,
- Tổng tích ôn hàng năm đạt trên 4000oC.
- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. > 35oC ức chế tích lũy tanin, nếu cao liên tục lá bị cháy. Nhiệt độ thấp→ sinh trưởng, sinh lý, thành phần hóa học của búp, → hình thành nhiều búp mù.
- Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn càng tích luỹ được nhiều dầu thơm, chất lượng càng cao
- Nhiệt độ quyết định thời gian thu hoạch búp trong năm.
- Vùng không có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt (từ 16 vĩ độ bắc đến 19 vĩ độ nam) cây chè sinh trưởng quanh năm vì thế cho thu hoạch búp quanh năm, nhưng ở ấn Độ chỉ thu được 8-9 tháng, Việt Nam là 10 tháng,….
Yêu cầu sinh thái của cây chè – Ánh sáng
- Ưa sáng, đồng thời cũng có khả năng chịu được bóng râm
- Thích hợp nhất với ánh sáng tán xạ: Chè được che bóng: lá xanh đậm, lóng dài, ít búp, búp non,…, hàm lượng vật chất có N trong búp tăng (Cafein, protít,…), các hợp chất không có N (Gluxit, tanin) giảm, nếu đem chế biến chè đen thì chất lượng xấu, chè xanh thì chất lượng tốt.
- Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng chè. Đủ AS đủ: cây sinh trưởng khoẻ, nhiều búp, NS cao. Giảm Ias 30% thì sản lượng chè tăng 34% so với không che bóng. Giảm Ias 50% thì năng suất đạt cao nhất. Nhưng <50% thì năng suất bắt đầu giảm thấp.
- Yêu cầu ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và giống. TK cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn → vườn ươm, che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ.
- Ánh sáng có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: Khi di chuyển chè từ nơi có ánh sáng ngày ngắn sang nơi có ánh sáng ngày dài, chè không ra hoa kết quả
Lượng mưa và độ ẩm
- Hàm lượng nước rất lớn, búp thu hoạch liên tục trong năm → lấy đi một lượng nước rất lớn trong đất. Do đó nhu cầu về nước của cây chè là rất cao
- Lượng mưa: 1.500-2.000 mm/năm, (800-4.800 mm/năm)
- Phân bố lượng mưa ảnh hưởng đến năng suất búp: Tháng lượng mưa > 100 mm/tháng: cây sinh trưởng bình thường. Tháng lượng mưa < 100 mm cây sinh trưởng chậm, NS thấp. Ở Việt Nam, tháng ít mưa T11-T1 sản lượng thấp (2%), những tháng mưa nhiều T5-T10 sản lượng cao (chiếm 90%)
- Aod thích hợp: 80 – 85%, Aokk: 75 – 80%. Độ ẩm thấp quá trình sinh trưởng chậm, búp mù cao; độ ẩm cao nhiều sâu bệnh
Gió
– Ảnh hưởng không rõ, nhưng trồng dày thì cần tốc độ gió 2-3m/s.
- Gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh trưởng của chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng nước của cây.
- Gió nhẹ sẽ làm cho nước dễ thoát hơi, nước và chất dinh dưỡng trong đất tiếp tục vận chuyển lên trên. Mặt khác gió nhẹ có tác dụng làm cho lượng CO2 phân bố đều, có lợi cho quang hợp.
- Gió to không những làm cho cây bị tổn thương cơ giới, mà còn phá vỡ cân bằng nước của cây.Cường độ thoát hơi nước lớn, nước trong đất cung cấp không đủ, cây bị héo. Mặt khác gió to khí khổng sẽ đóng lại, không thể tiến hành quá trình quang hợp. Mùa đông nhiệt độ thấp nếu có gió to thì chè bị hại nhiều vì rét. Gió to khi chè ra hoa còn ảnh hưởng đến hoạt động thụ phấn của côn trùng.
– Để giảm tác hại của gió, người ta áp dụng các biện pháp như chọn đất nơi kín gió, trồng rừng hoặc vành đai phòng hộ. Chọn giống chè thấp cây và trồng dày hợp lý….
Ở Việt Nam tác hại của gió không lớn, song ở các vùng có gió Lào cần tùy điều kiện cụ thể mà xét đến việc áp dụng các biện pháp trồng rừng hoặc trồng vành đai phòng chắn gió.
Hy vọng với những chia sẻ trên của đặc sản Nam Định về yêu cầu sinh thái của cây chè giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này, cách sinh trưởng, chăm sóc cho phù hợp hơn.
Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam
Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây: