Ưu và nhược điểm kỹ thuật trồng chè bằng hạt và cành giâm

Hiện nay, để đảm bảo độ đồng đều của vườn chè (năng suất và phẩm chất), người nông dân thường được khuyến cáo sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành, ghép cây). Tuy nhiên, một số người dân vẫn chủ yếu trồng chè bằng hạt, và dùng là gốc ghép trồng ở  những vùng đất khô hạn, thiếu nước. Tùy vào điều kiện kinhh tế, trình độ, kỹ thuật canh tác để lựa chọ 2 phương pháp gieo hạt tại vườn ươm và ngoài ruộng. Dưới đây là kỹ thuật trồng chè bằng hạt và cành với những ưu điểm và cách trồng cụ thể, để bà con dễ dàng lựa chọn phương pháp phù hợp cho gia đình mình.

>>> Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng chè bằng hạt

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giá trồng mới rẻ
  • Nhược điểm: Cây con STPT không đồng đều, không giữ được đặc tính của cây mẹ, NS thấp, CL không ổn định, khó áp dụng CN, hệ số nhân giống thấp
  • Thời vụ: quả thu về trồng ngay, do hạt dễ mất sức nảy mầm. Thời vụ thích hợp nhất là tháng 10-11. Vùng gió Lào, chấm dứt gieo đầu tháng 11.
  • Tiêu chuẩn hạt giống: Hạt thuần chủng, tỷ lệ nảy mầm >75%, Ф>13 mm, nước 28-30% trọng lượng hạt, tử diệp trắng sữa.
  • Ngâm hạt vào nước nóng 30oC khoảng 48h, rồi vùi vào cát cho nảy mầm. Sau 10-15 ngày hạt nứt nanh thì đem trồng
    →Gieo trên mặt rãnh, gieo 5 – 6 hạt /hốc. →Lấp đất nhỏ lên hạt, giậm chặt, tủ rơm rạ
  • Khối lượng hạt gieo: 200 – 250 kg/ha (tương đương với 400 – 500kg quả).

Trồng chè bằng cành giâm

Nhân giống chè vô tính

  • Ưu điểm: giữ được đặc tính di truyền; tốc độ sinh trưởng nhanh, chóng cho thu hoạch. Cây sinh trưởng đồng đều, NS ổn định, chăm sóc thuận lợi, hệ số nhân giống cao (gấp 80-100 nhân bằng hạt), tránh được lẫn tạp, ít bị thoái hoá giống
  • Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lao động lớn, khối lượng vận chuyển bầu lớn, giá thành cây con cao, tỷ lệ chết của cây con cao nếu không có biện pháp nhân giống tốt

Thời vụ trồng:

  • Vụ đông xuân: từ tháng 12 đến hết tháng 2.
  • Vụ thu: từ hạ tuần tháng 8 đến hết tháng 9.

Cách trồng:

  • Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cao >20cm, có 6 – 8 lá, Ф 3 – 4mm, >6 tháng tuổi. Cây cao >30cm phải bấm ngọn
  • Trồng cây con: Chuẩn bị đất như đối với chè trồng bằng hạt.
  • Chọn ngày sau khi mưa, trời râm mát, đất có độ ẩm 80 – 85%,
  • Rạch hàng sâu 20 – 25cm, hoặc đào hố rộng 20cm, sâu 25cm bón lót 2, 5 kg phân hữu cơ 1 hốc.
  • Đặt bầu vào hố rạch, lấp đất, nén đất xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1-2 cm, đặt mầm cây theo hướng xuôi chiều gió chính.
  • Trồng 2 cây/hốc; lấp đất ngang vết cắt hom, nén đất chặt gốc.
  • Trồng xong tủ cỏ, rác hai bên hàng chè hay hốc trồng, dày 8-10 cm, rộng 20-30 cm mỗi bên. Loại cỏ, rác dùng để tủ gốc là loại cỏ rác không có khả năng tái sinh.
  • Nguyên tắc cần giữ lại một lượng hom giống và đưa vào chăm sóc cẩn thận, tránh hiện tượng hom giống không chú ý chăm sóc tốt dẫn đến hiện tượng già, cằn cỗi để tiến hành dặm kịp thời khi phát hiện thấy hom giống trên nương bị chết gây khuyết mật độ.

Hy vọng những chia sẻ trên của đặc sản Nam Định sẽ giúp ích phần nào cho bà con nông dân vùng trồng chè có kiến thức đúng nhất.

Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *