Sinh trưởng phát triển của cây chè

Chu kỳ phát dục hàng năm của cây chè (Chu kỳ sinh trưởng nhỏ)

Sinh trưởng phát triển (hay phát dục cá thể) của cây chè là quá trình từ lúc thụ tinh cho đến khi cây già cỗi và tự chết, đó cũng là chu kỳ sinh sống cá thể của cây. Tổng chu kỳ phát dục là từ khi hoa thụ tinh, hình thành quả cho đến khi cây tự chết. Hàng năm từ lúc mầm đỉnh bắt đầu sinh trưởng, hình thành búp lá rồi ra hoa kết quả cho đến năm sau trước lúc mầm đỉnh lại bắt đầu sinh trưởng gọi là chu kỳ phát dục hàng năm. Nhiều chu kỳ phát dục hàng năm tạo thành tổng chu kỳ phát dục của cây. Nhưng sự bắt đầu chu kỳ phát dục cá thể của cây không chỉ dựa vào hạt mà còn dựa vào những mầm dinh dưỡng của cây ở bất kỳ tuổi nào để nhân giống đời sau, thực hiện tổng chu kỳ phát dục cá thể. Cùng đặc sản Nam Định đi tìm hiểu 5 giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây chè qua bài viết sau:

>>> Có thể bạn quan tâm

Tổng chu kỳ phát dục của cây chè (chu kỳ sinh trưởng lớn )

Chè là cây lâu năm, tổng chu kỳ này có thể kéo dài tới hàng trăm năm, cả chu kỳ bao gồm 5 giai đoạn nhỏ:

Sinh trưởng, phát triển của cây chè – Giai đoạn phôi thai

Tổng chu kỳ phát dục của cây chè (chu kỳ sinh trưởng lớn )

  • Giai đoạn đầu tiên của cây chè, chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành giâm.
  • Được tính từ lúc cây ra hoa thụ phấn đến lúc hạt chín trên cây mẹ (quá trình này đòi hỏi 1 năm) hoặc từ lúc mầm được phân hoá cho đến khi hình thành một cành giâm (cần 60-80 ngày)
  • Là giai đoạn quyết định đến chất lượng hạt giống và chất lượng hom giống. Do đó cần tiến hành tốt các khâu:

Với nương chè thu hạt làm giống:

  • Chăm sóc tốt → mầm hoa phân hoá nhiều tạo thành nụ và nở hoa rộ đúng thời điểm thích hợp, tránh nở hoa rộ vào tháng quá lạnh và mưa nhiều.
  • Theo dõi và phòng trừ bệnh kịp thời tránh sâu bệnh gây hại ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.

Với nương chè thu hom giống:

  • Chăm sóc tốt + đốn hái thích hợp → mầm chè sinh trưởng phát triển tốt → cành bánh tẻ to, khoẻ và mập, hạn chế sự STST trên cành chè → tránh ức chế và tranh chấp dinh dưỡng giữa mầm STST và mầm STSD trên cây chè.
  • Theo dõi và phòng trừ bệnh kịp thời tránh gây hại ảnh hưởng đến chất lượng hom giống.

>> Tham khảo:

Sinh trưởng, phát triển của cây chè – Giai đoạn chè con 1:

  • Kể từ lúc gieo hạt, giâm cành đến khi cây ra hoa đầu tiên.
  • Chè hạt khoảng từ 1-2 năm, chè giâm khoảng 3-6 tháng.
  • Là giai đoạn sống tự lập của cây chè, cây chè chuyển từ sinh trưởng tự dưỡng (sống bằng nguồn dinh dưỡng của cây mẹ) sang sinh trưởng dị dưỡng (tự bản thân phải hút nước, dinh dưỡng và muối khoáng nuôi cơ thể).
  • Đây là một trong những giai đoạn quan trọng và cơ bản đối với những nương chè trồng mới.

Trong giai đoạn này cần chú ý các khâu:

  • Dặm chè mất khoảng
  • Diệt trừ cỏ dại,
  • Trồng xen hoặc trồng cây che phủ,
  • Bón phân thúc,
  • Đốn hái tạo hình,
  • Phòng trừ sâu bệnh.

Giai đoạn chè non 2

  • Kể từ năm thứ 2, đến năm thứ 4 sau trồng
  • Lúc cây chè ra hoa lần đầu tiên đến khi cây chè thuần thục các chức năng sinh lý, có bộ khung tán ổn định.
  • Cây có sự sinh trưởng sinh dưỡng chiếm ưu thế đạt cân bằng giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất.
  • Giai đoạn này yêu cầu chăm sóc tốt, đặc biệt khâu đốn hái tạo hình.

Mục đích:

  • Tạo cho cây chè có nhiều cành cơ bản to và khoẻ,
  • Cành phân bố đều tạo thành bộ khung to và rộng,→ Tăng diện tích bề mặt tán,
  • Tạo cho cây chè có độ cao vừa tầm người hái,
  • Tạo cho cây có hình dáng cân đối tạo điều kiện cho cây phát triển tốt về sau.

Sinh trưởng, phát triển của cây chè – Giai đoạn trưởng thành

Sinh trưởng, phát triển của cây chè - Giai đoạn trưởng thành

  • Từ khi cây có bộ khung tán ổn định đến lúc cây chè già.
  • Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực mạnh nhất, biểu hiện những đặc trưng tốt, xấu của một giống.
  • Thời kỳ này kéo dài khoảng 20 – 30 năm, dài ngắn tùy theo giống, đất đai, trình độ quản lý, chăm sóc và khai thác.
  • Là thời kỳ cho thu hoạch, quyết định sản lượng sản phẩm.

Ở Việt Nam

  • Từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 là thời kỳ bắt đầu kinh doanh,
  • Từ năm thứ 10 đến năm thứ 25 là thời kỳ kinh doanh ổn định

Giai đoạn này cần lưu ý các khâu kỹ thuật chăm sóc:

  • Bón phân,
  • Đốn hái hợp lý đảm bảo có năng suất cao nhưng vẫn nuôi tán và cây chè,
  • Phòng trừ sâu bệnh kịp thời,….

Giai đoạn già cỗi

  • Kể từ lúc cây chè bắt đầu thay tán đến khi cây tự chết.
  • Trong giai đoạn này hoạt động sinh trưởng của cây yếu dần: cành nhỏ, búp ít, khả năng ra hoa, kết quả ở thời kỳ đầu nhiều, tán có hiện tượng chết dần.
  • Giai đoạn cuối khả năng sinh thực của cây cũng giảm thấp. Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt, lóng dài (dấu hiệu của sự thay đổi bộ khung tán cũ).

Nếu đốn trẻ lại thì cây có khả năng phục hồi sinh trưởng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 5-10 năm phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, trình độ khai thác và cải tạo nương chè.

Những biện pháp kỹ thuật cần chú ý:

  • Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và dinh dưỡng tốt,
  • Đốn đau để thay tán mới +  tăng cường bón phân hữu cơ, xới xáo cho đất tơi xốp,
  • Tưới nước kịp thời sau các thời kỳ khô hạn.

Chu kỳ phát dục hàng năm của cây chè (Chu kỳ sinh trưởng nhỏ)

Chu kỳ phát dục hàng năm của cây chè (Chu kỳ sinh trưởng nhỏ)

Do đặc điểm khí hậu và đặc điểm của cây, trong 1 năm CKST của cây chè gồm 2 thời kỳ:  TK sinh trưởng, phát triển và TK tạm ngừng sinh trưởng, phát triển.

Thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây chè

  • Từ T2,3 đến T9,10. Nhiệt độ và ánh sáng tăng dần.
  • Mầm dinh dưỡng hình thành búp, lá non và những đợt búp mới;
  • Hệ rễ tiếp tục phát triển hình thành các rễ bên và rễ hấp thụ.
  • Các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa và quả.
  • Hoạt động STSD cũng như STST phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình độ quản lý chăm sóc.
  • Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của mỗi vùng.

Thời kỳ tạm ngừng sinh trưởng của cây chè

  • Từ tháng 11, tháng 12 đến tháng 1 (nhiệt độ thấp, khô hạn),
  • Búp và lá non không ra nữa.
  • Hoa và quả vẫn tiếp tục tạo ra và phát triển.

Trong thời kỳ này ta tiến hành đốn chè.

Với chia sẻ trên chúng tôi hy vọng những người trồng chè có thể áp dụng để chăm sóc đồi chè của gia đình đúng kỹ thuật và phòng sâu bệnh.

Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *