Nguồn gốc và phân loại thực vật của cây chè

Cây chè shan tuyết Hoàng Shu Phì Hà Giang

Cây chè hay trà là một loại nước uống có giá trị dược liệu, ngày nay được biết đến rộng rãi hơn cả cà phê , cao cao và rượu. Đây là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế ở vùng trung du và miền núi, giúp bà con có thu nhập và sinh sống nhờ thu hái và chế biến chè. Cùng đặc sản Nam Định đi tìm hiểu nguồn gốc và phân loại thực vật của cây chè này qua bài viết sau:

>>> Có thể bạn quan tâm

Thực trạng và phương hướng phát triển cây chè Việt Nam

Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

Cây chè khá quen thuộc và là nguồn thu nhập chính của nông dân ở Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La,… Nhưng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra thực trạng của cây chè Việt Nam để các bạn nắm rõ:

  • Giống cũ, giống mới chưa được phát triển.
  • Công nghệ chế biến lạc hậu
  • Lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  • Chính sách quản lý chưa tốt, phụ thuộc thị trường

Phương hướng phát triển ngành chè trong thời gian tới:

  1. Đầu tư chăm sóc tốt nâng cao NS và chất lượng nguyên liệu.
  2. Đổi mới thiết bị và công nghệ, quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt dây chuyền công nghệ đạt các mục tiêu, giá trị của chè thành phẩm
  3. Về nghiên cứu khoa học:
  • Tập trung những đề tài nghiên cứu cơ bản đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng triển khai: chọn tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt
  • Xây dựng quy trình canh tác, bón phân phòng trừ  tổng hợp
  •  Xây dựng mô hình sử dụng cây phân xanh, cây che bóng thích ứng với từng vùng sinh thái
  • Xây dựng quy trình bảo quản tránh tổn thất trong quá trình bảo quản.

Nguồn gốc xuất sứ của cây chè

4 giá trị cây chè mang lại

Căn cứ làm cơ sở để xác định nguồn gốc xuất sứ của cây chè:

  • Phong tục tập quán chế biến và sử dụng
  • Tài liệu lịch sử, tài liệu khảo cổ học
  • Rừng nguyên sinh, tuổi thọ của những câu chè lâu năm.
  • Sự tiến hoá của các thành phần hoá học trong búp chè đặc biệt là Tanin.

Hiện nay, các nhà phân loại học thế giới đã thống nhất công nhận chè có nguồn gốc ở: Vân Nam – Trung Quốc, Assam – ấn Độ và Miền bắc Việt Nam.

Phân loại thực vật của cây chè

Cây chè shan tuyết Hoàng Shu Phì Hà Giang

1753, Line đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đặt tên là Camellia sinensis (L) O. Kuntze. Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:

  • Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá,…
  • Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.
  • Đặc tính sinh hóa: hàm lượng tanin.

Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này được nhiều người chấp nhận.

  • Ngành hạt kín: Angiospermae
  • Lớp hai lá mầm: Dicotyledonae
  • Bộ chè: Theales
  • Họ chè: Theaceae
  • Chi: Camellia
  • Loài: Camellia sinensis

Trong loài này có nhiều thứ, các giống chè hiện trồng ở Việt Nam thuộc 4 thứ chè:

  • Thứ chè Trung Quốc lá nhỏ: Camellia sinensis var .Bohea
  • Thứ chè Trung Quốc lá to: Camellia sinensis var .Macrophylla
  • Thứ chè Shan (Việt Nam): Camellia sinensis var .Shan hay trà shan tuyết Việt Nam
  • Thứ chè Assam (ấn Độ): Camellia sinensis var .Assamica

Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm của 4 giống trà:

Thứ chè

Đặc điểm

Chè TQ lá nhỏ Chè TQ lá to Chè Shan

(Việt Nam)

Chè Assam

(Ấn Độ)

Kiểu cây Thân bụi thấp (1-2m), phân cành nhiều Thân gỗ nhỡ

(cao 5m)

Thân gỗ

(cao 12-15m)

Thân gỗ (cao 17m, phân cành thưa)
– Nhỏ, dày nhiều gợn

sóng, dài 3,5-6,5 cm

– Xanh đậm, răng cưa

nhỏ, không đều, đầu lá

nhọn

– 6-7 đôi gân lá, Ko rõ

– To, dài:12-15 cm,rộng:5-7cm

– Xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu, không đều, đầu lá nhọn

–   Có 8-10 đôi gân lá, rõ

– To, dài 15-18cm

–  Xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày

–   Tôm chè có nhiều lông  tơ nhỏ, mịn, trắng

–   Có  10 -12 đôi gân lá

– To, dài 20-30 cm, mỏng, mềm

–  Xxanh đậm, hình bầu dục, gợn sóng, đầu lá dài

–   Có 12-15 đôi gân lá

Khả năng chống chịu –  Chịu được rét ở nhiệt độ -12oC đến -15oC – Thích ứng với khí hậu vùng trung du (đất chua, khô hạn) –   Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, –  Chịu rét, chịu hạn kém
Năng suất, phẩm chất –   Búp nhỏ, hoa nhiều

– Năng suất thấp, phẩm chất bình thường

–  Năng suất cao, phẩm chất tốt – Năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. –    Ra ít hoa, quả

–    Năng suất, phẩm chất tốt.

Nguyên sản Đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác. Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Vân Nam – Trung Quốc, miền bắc của Myanma và Việt Nam ấn Độ, Myanma, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.
Các giống điển hình Đại Bạch Trà, Kỳ Môn,… Các giống chè trung du: trung du xanh, tím,… Shan vài, Shan than vè, Shan lũng phìn,… Giống chè PH1, 1A, Manipuar,…

 

Với chia sẻ giúp các bạn đọc nhất là những bạn học sinh và sinh viên hiểu hơn về cách phân loại cây chè. Nếu khách hàng có nhu cầu mua bạch trà shan tuyết Hà Giang, vui lòng liên hệ số 0378726309 để tư vấn và báo giá chi tiết.

Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *