Kỹ thuật trồng mới chè gồm nhiều khâu như: trồng mới, chăm sóc quản lý đốn chè, thu hoạch chè,… Mỗi khâu có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là những điển chung cần chú ý:
- Ngoài yếu tố giống và địa hình, mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất chè đều có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất chè nguyên liệu
- Đất trồng chè thường ở vùng trung du và miền núi có độ dốc cao, địa hình phức tạp, dễ bị xói mòn, rửa trôi, khó cơ giới hóa. Biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, phải là biện pháp canh tác tổng hợp có hệ thống, lâu dài và phải thấy trước.
- Chè là một cây trồng sống nhiều năm, đời sống kinh tế của nó vào khoảng 30 – 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Do vậy, những biện pháp canh tác cơ bản ban đầu trong khâu trồng mới như: làm đất, xác định khoảng cách mật độ, xây dựng hệ thống đường đi lại vận chuyển, phương thức trồng… đều phải được chú ý toàn diện và đầy đủ ngay từ khi lập quy hoạch thiết kế,
Giới thiệu một số giống chè
- Giống chè PH1 nhà nước đã công nhận là giống và được phổ biến trong sản xuất đại trà. Giống có búp to, có khả năng chịu thâm canh, năng suất khá.
- Giống TRI777 là giống có khả năng chịu hạn khá. Năng suất trung bình, sử dụng để chế biến chè xanh, chè đen đều tốt
Giống 1A được phép khu vực hóa từ năm 1985. Giống có hệ số nhân giống tốt, khả năng sinh trưởng và năng suất khá bằng gần bằng giống PH1. Chế biến chè xanh đặc sản phù rất phù hợp với giống này vì có hương thơm đặc trưng. - Giống LDP1 đưa vào thực nghiệm từ năm 1993. Là giống lai giữa giống Đại bạch trà và giống PH1. Giống này sinh trưởng khỏe, tỷ lệ nhân giống và xuất vườn cao. Giống LDP1 là giống có năng suất khá và là giống có ưu thế trong việc chế biến chè đặc sản vì giống này có hương thơm tựa Đại Bạch Trà.
>>> Có thể bạn quan tâm
- trà shan tuyết hà giang
- hồng trà shan tuyết hà giang
- trà ống lam
- trà phổ nhĩ quýt
- bạch trà shan tuyết cổ thụ
Kỹ thuật trồng mới chè – Chọn đất
- -Đất có độ dốc 8-10o, tối đa 25o,>25o trồng chè Shan theo phương thức trồng rừng
- -Đất có tầng canh tác dày (>1m), mực nước ngầm sâu,
- Giàu mùn (> 2%), giàu dinh dưỡng, pH: 4,5-5,5.
Khai hoang:
Mục đích: nhằm giải phóng tầng canh tác tạo điều kiện cho cây chè phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho các biện pháp kỹ thuật tiếp theo
Yêu cầu thiết kế:
- Phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất, cần chú ý đến những vấn đề quy hoạch thủy lợi, giao thông, đai rừng…
- Chú ý đến các mối liên hệ tương quan về dân sinh kinh tế.
Có thể tiến hành khai hoang bằng biện pháp thủ công hoặc cơ giới. Tiến hành xác định mật độ cây rừng hoặc cây dại, vị trí địa hình đặc biệt để tính toán được khối lượng khai hoang. Sau đó chặt cây, phát quang bề mặt khai hoang, dọn gốc và đá to, cày sâu 40-45 cm, xan ủi bề mặt và bừa khai hoang. Nếu chưa trồng ngay có thể gieo cây phân xanh để cải tạo đất và phủ đất.
Kỹ thuật trồng mới chè – Thiết kế nương chè:
- Mục đích: xác định vùng trồng, đồi chè và bố trí các hàng chè và các công trình phụ trợ hợp lý
- Nguyên tắc: Cần chú ý nguyên tắc bảo vệ đất chống xói mòn, đồng thời có tỷ lệ đất trồng trọt cao.
Nội dung thiết kế bao gồm:
-Xây dựng các hệ thống đường xá bao gồm:
- Hệ thống đường trục chính, đường liên lô, liên đồi;
- Hệ thống đường lô,
- Các đường chăm sóc phụ khác Đảm bảo thuận tiện cho chăm sóc, vận chuyển trong nương chè.
– Xây dựng các hệ thống thuỷ lợi ở khu vực trồng chè: mương rãnh, bể, hồ chứa nước.
Thiết kế xây dựng hàng chè và lô chè:
+ Độ dốc < 5-6o, thiết kế theo hướng cơ giới hóa bằng máy kéo nhỏ và công cụ cải tiến (hàng chè thẳng, các hàng xếp (cụt) đưa ra rìa lô)
+ Độ dốc từ 6-15o thiết kế theo bình độ, các hàng xếp xen kẽ đều
+ Độ dốc 15-25o trồng bậc thang hẹp, 1hàng chè theo đường bình độ hàng xếp đểu xen kẽ
•Để phù hợp với yêu cầu quản lý chăm sóc và thâm canh, diện tích lô chè thích hợp là 2 ha với chiều dài lô là 200m.
Thiết kế đai rừng phòng hộ:
- Mục đích: giảm sức gió, hạn chế tác hại của gió bão đối với cây trồng, ngăn chặn sâu bệnh lan tràn, hạn chế lai giống hỗn tạp, giữ ẩm, chống xói mòn, chống sương muối, điều hòa khí hậu, bảo vệ các công trình mương, bờ đường, cung cấp gỗ củi, hoa quả và làm cây bóng mát.
- Cứ 200 – 500m bố trí một đai rừng chặn hướng gió chính, rộng 5 – 10m, kết cấu thoáng.
- Ngoài ra, cứ 5 – 10 ha cần làm một lán trú mưa nắng, cạnh lán có bể chìm chứa nước, bảo đảm mỗi hecta chè có 1m3 nước để pha thuốc trừ sâu bệnh và trừ cỏ dại. Cứ 2 – 3 ha chè có một hố ủ phân hữu cơ.
Kỹ thuật trồng mới chè – Làm đất, bón phân:
- Mục đích: Tạo điều kiện cho bộ rễ chè phát triển tốt đặc biệt là đối với cây chè trồng bằng phương pháp giâm cành.
- Nguyên tắc: đúng kỹ thuật, đảm bảo độ phì lâu dài cho cây sinh trưởng, cải thiện thành phần lý, hóa tính, diệt cỏ, mầm sâu bệnh, hạn chế xói mòn,….
Yêu cầu kỹ thuật:
- Đúng thời vụ: tháng 11-12
- Làm đất sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những dốc cục bộ.
- Cày sâu lật đất 40 – 45cm, bừa san, rạch hàng sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 25cm. Trường hợp không thể cày sâu được thì phải rạch hàng sâu 40 – 45cm
- Bón lót vào rãnh: 20-30tấn PC ủ hoai + 500kg Supe lân /1ha.
- Đất được cày bừa bón phân lót trước khi gieo hạt chè khoảng nửa năm là tốt nhất. Với cây con nhân bằng phương pháp giâm cành thì phải làm đất, bón phân trước 6 tháng đến 1 năm.
Kỹ thuật trồng mới chè – Mật độ và khoảng cách trồng chè
- Tuỳ thuộc vào giống chè, độ dốc và trình độ thâm canh.
- Độ dốc lớn: khoảng cách hàng 1,25m,
- Độ dốc vừa thì khoảng 1,50m, Ít dốc + cơ giới trồng bằng hạt: 0,4m; bằng cành: 0,6m.
- Mật độ thích hợp: 16.000 đến 32.000 cây /ha
- Biến chủng Trung Quốc lá nhỏ, giống lai: LDP1, Đại Bạch Trà, Kim Tuyên, Ô Long Thanh Tâm,…. trồng tập trung quy mô CN, có đốn hàng năm nên trồng dày ở các mật độ khác nhau (1)
- Biến chủng chè Shan: Shan Suối Giàng, Shan Bát Tiền,…; biến chủng Trung Quốc lá to: Trung du xanh, 1A; biến chủng Assamica: PH1, Assam lá to Manipur,… nếu trồng ở quy mô tập trung có đốn hàng năm thích hợp ở các mật độ (2)
- Nếu trồng chè theo phương thức trồng rừng ở nơi có độ dốc cao, độ che phủ nhiều tầng thưa, nên trồng với khoảng cách 2 x 3m và 2 x 2,5m, mật độ khoảng 1500-2000 cây/ha.
Quản lý và chăm sóc chè con
- Giai đoạn chè con (giai đoạn kiến thiết cơ bản) được tính từ lúc gieo hạt, giâm cành đến khi cây con có bộ khung tán nhất định làm cơ sở cho giai đoạn sau bước vào thời kỳ kinh doanh.
- Trong điều kiện nước ta, thời kỳ kiến thiết cơ bản vào khoảng 4 năm. Công tác quản lý chăm sóc nương chè con có tác dụng rất cơ bản nhằm làm cho cây mọc khỏe, mọc đồng đều, tạo cho cây có một bộ khung tán to, đặt cơ sở tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong cả thời kỳ sản xuất lâu dài về sau.
Quản lý chăm sóc nương chè giai đoạn này cần chú ý các khâu:
- Dặm chè mất khoảng
- Trừ cỏ dại
- Trồng xen, trồng cây che bóng
- Bón phân
- Phòng trừ sâu bệnh
Trừ cỏ dại
Có thể tiến hành tiêu diệt trừ cỏ dại bằng nhiều biện pháp như:
- Thủ công: nhổ cỏ bằng tay, cuốc,…
- Cơ giới: có thể dùng máy cắt cỏ,…
- Hoá học: sử dụng thuốc hoá học phun diệt trừ cỏ dại
- Trồng cây che phủ đất hoặc trồng xen
Các loại cỏ dại:
- Cỏ hàng năm: cỏ chỉ, rau rệu,… dễ tiêu diệt, có thể tự chết
- Cỏ dại lâu năm: cỏ gấu, cỏ tế, trinh nữ, …. khó tiêu diệt
Thời điểm làm cỏ:
- Căn cứ đặc điểm sinh thái vùng, loại chè và từng loài cỏ dại. Cỏ lâu năm làm trước trồng, cỏ hàng năm trước CK phát dục. Làm cỏ tối thiểu: xung quanh tán, không làm cỏ ở hàng chè. Phát cỏ không làm trắng đất. Làm cỏ vào đầu vụ Xuân, vụ Thu không làm cỏ vào vụ Đông.
- Thời điểm cụ thể: Tháng 2-3 đây là giai đoạn cỏ bắt đầu sinh trưởng phát triển. Tháng 6-7 đây là giai đoạn cỏ bước vào giai đoạn phát dục. Chè 1 tuổi, tránh làm dập nát, gãy cành, làm cỏ bằng tay, sát gốc. Trồng xen và trồng cây che bóng
Trồng xen các cây họ đậu: đậu xanh, đậu đen, lạc, …Tác dụng của trồng xen:
- Tận dụng đất đai, tạo nguồn thu nhập trong 1-2 năm đầu
- Cải thiện một phần kết cấu đất, tăng nguồn phân xanh cho đất.
- Hạn chế cỏ dại, đỡ tốn công làm cỏ.
- Phủ đất, giữ nước, giữ ẩm, chống được xói mòn. VD: Phú Hộ: trồng lạc Trạm Xuyên, Ba Vì: trồng cây cốt khí. Trồng cây che bóng: muồng, cốt khí, tràm lá nhọn,…
- Mật độ: 270-300 cây/ha.
Bón phân
- Mục đích: Tạo bộ khung tán to và khoẻ, tăng số cành và diện tích tán. Kích thích rễ ăn sâu, rộng, hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây, sớm thích nghi với điều kiện ngoại cảnh ngay từ đầu.
- Bón vào vụ Xuân và vụ Thu
- Tuỳ mức độ sinh trưởng, bón đầy đủ các loại phân đạm, phân chuồng để kích thích cây ra nhiều mầm và cành.
Loại phân | Lượng phân
(kg) |
Số lần bón | Thời gian bón
(vào tháng) |
Phương pháp bón | |
Chè tuổi 1 | N
P2O5 K2O |
40
30 30 |
2
1 1 |
2-3 và 6-7
2-3 2-3 |
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm, lấp kín |
Chè tuổi 2 | N
P2O5 K2O |
60
30 40 |
2
1 1 |
2-3 và 6-7
2-3 2-3 |
Trộn đều, bón sâu 15-20 cm, cách gốc 30-40 cm, lấp kín |
Đốn hái tạo hình lần 1 (tuổi 2) | Phân hữu cơ
P2O5 |
15.000-20.000
100 |
1
1 |
11-12
11-12 |
Tuổi chè |
Chè tuổi 3 | N
P2O5 K2O |
80
40 60 |
2
1 2 |
2-3 và 6-7
2-3 2-3 và 6-7 |
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm, lấp kín |
Đốn tạo hình cho chè
– Mục đích: tạo diện tích tán lớn, số cành nhiều, mật độ cành phân bố hợp lý, độ cao tán phù hợp cho thu hái, hình dáng cân đối
– Phương thức đốn: Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà có tiêu chuẩn và phương pháp đốn khác nhau
– Kỹ thuật đốn:
+ Với chè trồng hạt:
- Ép cành, uốn cành, đốn cành: AD nhiều lần, độ cao tăng dần
- Đốn lần 1: Sau trồng 12-14 tháng. Tiêu chuẩn: cây cao > 60cm, Ф > 1cm, có 2-3 cành cấp I; Đốn cao còn 12-15 cm, để lại 1-2 cành cấp I
- Đốn lần 2: Sau trồng 24-26 tháng; Vết đốn cao cách mặt đất 30-35 cm
- Đốn lần 3: Sau trồng 36-38 tháng; Vết đốn cách mặt đất 40-45 cm, Cành ở dưới vết đốn là cành cơ bản, đốn từ giữa tán đốn ra
+ Với chè trồng bằng cành giâm:
- Đốn lần 1: Sau 1 năm, đốn bỏ thân chính cao 25 cm, giữ nguyên các cành bên
- Đốn lần 2: Sau 2 năm, đốn cao cách mặt đất 30-35 cm
- Đốn lần 3: Sau 3 năm, đốn cao cách mặt đất 45 cm
+ Song song với việc đốn người ta còn áp dụng tốt biện pháp hái tạo hình như sau:
- Chè tuổi 2 để lá nuôi cây là chính. Sau trồng 18 tháng cây sinh trưởng mạnh có thể thu hái nhẹ vào tháng 6 cuối năm, hái những búp cao trên 50 cm
- Chè tuổi 3 có thể hái những búp cao trên 60 cm, hái đúng tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá, không hái búp chưa đủ tiêu chuẩn
- Chè tuổi 4 hái nuôi tán và sửa tán
+ Ngoài ra người ta còn có kỹ thuật tạo hình cho chè con bằng cách uốn ghim cành hoặc uốn cong thân để tạo tán cho cây chè phát triển tốt
Kỹ thuật trồng mới chè – Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh nguy hiểm giai đoạn này:
- Bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans M): Là bệnh hại rất nghiêm trọng, phổ biến ở tất cả các vùng trồng chè, đặc biệt là giai đoạn chè con. Bệnh hại chủ yếu là búp non, làm cho búp non khô cháy, cây sinh trưởng kém. Các giống chè khác nhau mức độ bị bệnh khác nhau: giống Trung du bị bệnh rất nặng, giống trà Shan tuyết Hà Giang thường bị nhẹ hơn, … Để phòng trừ bệnh này cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc: bón cân đôi N:P:K, tăng cường bón phân Kali, … Có thể dùng các loại thuốc hoá học để phun như: Tilt Super300 ND, Kasai 21,2 WP.
- Bệnh chấm nâu lá chè (Colletrotrichum camelliae M): Bệnh hại trên các lá non, lá bánh tẻ và lá già. Bệnh làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, làm chết hom giống ảnh hưởng tới thời gian ra mô sẹo, ra rễ của cành giâm. Để phòng trừ bệnh này cần chú ý áp dụng các biện pháp thâm canh chăm sóc nương chè, làm sạch cỏ và bón phân đầy đủ, bón phân đạm, kali kết hợp với phân chuồng, hạn chế dùng thuốc hoá học.
Với những chia sẻ trên, đặc sản Nam Định hy vọng có thể giúp được bà con có thể ươm được những giống chè tốt nhất cho vườn gia đình mình.
Nguồn tài liệu: Bài giảng cây công nghiệp – Khoa Nông học – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây: