Kỹ thuật đốn chè (phớt, đau, lửng, trẻ lại) chuẩn khoa học

Cơ sở khoa học đốn chè

Đốn chè trong sản xuất là một trong những khâu quan trọng và đặc thù của cây chè có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và tuổi thọ của cây chè.

>>> Có thể bạn quan tâm

Cơ sở khoa học đốn chè

Cơ sở khoa học đốn chè

  • Phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh của các mầm đỉnh: Tạo điều kiện kích thích thúc đẩy các mầm nách ở đoạn cành trong hoạt động, xuất hiện và phát triển thành cành chè mới.
  • Phá vỡ sinh trưởng đơn trục chuyển sang sinh trưởng đa trục: Tạo cho chè có nhiều cành nhiều búp, nhiều lá non
  • Dựa vào trình độ phát dục của cành chè (tuổi phát dục): Trên cây chè các cành chè có độ tuổi phát dục khác nhau. Cành chè phía ngoài của tán có độ tuổi phát dục già (ít búp và lá non), khi đốn loại bỏ những cành này để tạo cho cây chè ra các cành, búp mới, cho nhiều búp và lá non, có tiềm năng NS cao.
  • Phá vỡ cân bằng giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất.  Khi đốn sẽ buộc cho cây chè phải phát sinh mầm mới để tạo thế cân bằng mới.

Mục đích của việc đốn chè:

  • Làm cho cây luôn ở trạng thái STSD, hạn chế phát dục, tạo cơ hội cho búp và lá, tạo nhiều cấp cành, tăng mật độ và khối lượng búp
  • Tạo cho cây chè có bộ khung tán rộng, vừa ngang tầm người hái, nâng cao hiệu suất lao động
  • Loại cành yếu, sâu bệnh, giữ cành tốt, tạo cành mới, cây có bộ lá thích hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.

Các hình thức đốn

Tuỳ theo tình hình sinh trưởng, sức sống của cây chè, áp dụng:

  • Đốn phớt
  • Đốn lửng
  • Đốn đau
  • Đốn trẻ lại

Đốn phớt: tiến hành hàng năm với

Đốn phớt chè
Ảnh tham khảo cẩm nang trồng
  • Vết đốn năm sau cao hơn năm trước 2-5 cm. Mục đích loại trừ những cành nhỏ, cành tăm hương trên tán để xúc tiến sự nảy sinh và phát triển của các búp mới.
  • Ở vùng nhiệt đới có thể đốn mặt lòng chảo là phù hợp, tạo điều kiện cho búp ở giữa tán phát triển và sau này tán che rộng và bằng phẳng. Trong điều kiện ở các nước khác như: các nước thuộc Liên Xô cũ, Nhật Bản, …. đốn theo kiểu mâm xôi tạo diện tích lá rộng hơn, nhiều búp hơn
  • Ngoài ra tuỳ điều kiện địa hình có thể đốn theo mặt phẳng hoặc mặt nghiêng theo sườn dốc nếu độ dốc lớn

Đốn lửng:

  • Qua nhiều năm đốn phớt liên tục, cây cao quá tầm người hái, đồng thời búp nhỏ, búp mù nhiều. Khi đó cây chè cần được tiến hành đốn lửng. Sau khi đốn sẽ kích thích cành và búp mới xuất hiện, tạo cho cây chè có tán to rộng phát triển mạnh bề ngang.
  • Tiến hành đốn để lại chiều cao cây cách mặt đất 60-65 cm

Đốn đau:

Đốn đau chè
Ảnh tham khảo cẩm nang cây trồng
  • Sau nhiều năm đốn phớt, đốn lửng, cây chè có biểu hiện suy yếu, cành nhỏ tăm hương nhiều, búp ít và bé, búp mù xoè nhiều, NS giảm đột ngột
  • Kích thích các loại mầm ngủ ở dưới phát triển thành cành chè mới, cho búp mới, tạo tán chè mới sung sức hơn.
  • NS chè 1-2 năm đầu bị giảm đi nhưng sau đó phục hồi rất nhanh.
  • Cần chăm sóc bón phân đầy đủ cho nương chè.
  • Dùng dao sắc để đốn, vết đốn thẳng và sát vào phía trong.
  • Đốn để lại phần thân và cành ở độ cao 40-45 cm

Đốn trẻ lại:

  • Khi cây chè bước vào thời kỳ già cỗi suy yếu có biểu hiện tàn lụi tự nhiên. Cành thưa, búp ít, nhỏ, ra hoa, quả nhiều, ….
  • Kích thích các mầm bất định ở sát gốc hoạt động tạo ra cành chè mới, hình thành bộ khung tán mới, khoẻ hơn sung sức hơn.
  • Cây có thể mất NS 3-4 năm, nhưng phục hồi và phát triển nhanh.
  • Cần chú ý chăm sóc, bón phân đầy đủ
  • Vết đốn nhẵn, tránh dập nát, tổn thương phần gốc
  • Tiến hành đốn để lại đoạn thân cách mặt đất 12-15 cm

Thời vụ đốn chè

  • Căn cứ tình hình khí hậu thời tiết để đốn
  • Thời vụ đốn chính: tháng 12-1 hàng năm.
  • Cây chè tạm ngừng sinh trưởng và phục hồi vào mùa xuân

Chu kỳ đốn chè

  • Cách thức đốn: Khi đốn phải đốn vát từ giữa tán ra hai bên, nhất là khi đốn đau cần cắt vát các cành có mặt cắt quay vào trong.
  • Sau đốn tạo hình, đốn phớt 2 năm đầu, mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 5 cm, năm sau đốn cao hơn 2-3 cm,
  • Đốn phớt liên tục tới khi cây cao 70 cm hàng năm chỉ đốn cao thêm 1-2 cm
  • Đốn lửng khi cây cao trên 90 cm, tiến hành đốn lửng vết đốn cách mặt đất 60-65 cm, nếu NS còn khá đốn cao 70-75 cm
  • Đốn đau áp dụng sau đốn lửng nhiều năm, NS giảm
  • Đốn trẻ lại, áp dụng cho các nương chè già cỗi, mật độ còn khá, đã tiến hành đốn đau nhiều lần, cần đốn trẻ lại ở độ cao cách mặt đất 10-12 cm.
  • Trước khi đốn và sau khi đốn cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cây, đặc biệt bón đầy đủ phân chuồng trước đốn đau

Với những chia sẻ trên, đặc sản Nam Định hy vọng giúp cho các bạn nắm được kỹ thuật đốn chè chuẩn để áp dụng cho vườn chè nhà mình.

Nguồn tài liệu: Sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *