Hướng dẫn kỹ thuật trồng dặm chè chuẩn

Kỹ thuật trồng dặm chè con

Chè con bị chết gây mất khoảng sẽ làm giảm năng suất, tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, đất bị xói mòn, rửa trôi. Vì vậy cần kiểm tra nương chè mới trồng thường xuyên nếu thấy hiện tượng chè bị mất khoảng cần tiến hành dặm kịp thời những cây bị chết đảm bảo cho nương chè luôn đủ mật độ và đồng đều. Bài viết sau sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng dặm chè như sau:

>>> Có thể bạn quan tâm

Dặm chè mất khoảng

Dặm chè mất khoảng

– Mục đích: Nhằm đảm bảo cho nương chè đông đặc đồng đều làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng suất sau này, đồng thời hạn chế cỏ dại và chống xói mòn cho đất

– Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất khoảng:

  • Do điều kiện ngoại cảnh: khô hạn, hoặc gieo trồng chè vào giai đoạn quá nóng, quá lạnh hạt chè không nảy mầm được hoặc cành giâm không thể sinh trưởng phát triển được.
  • Do sâu bệnh gây hại làm cho hạt giống không nảy mầm, hom giống không sinh trưởng phát triển được.
  • Do kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc không thích hợp.
  • Do chất lượng giống không đảm bảo (hạt giống, hom giống lúc đầu bị sâu bệnh, hoặc hạt giống mất sức nảy mầm).

Kỹ thuật trồng dặm chè con

Kỹ thuật trồng dặm chè con

  • Có thể dặm bằng hạt hoặc bằng hom giống.
  • Chè TK kiến thiết cơ bản, khi trồng nên dự trữ khoảng 10% cây giống trong vườn ươm (hoặc 10% hạt giống).

Cách trồng:

  • Thời vụ dặm thường tốt nhất là vào tháng 8-9 và tháng 2-3 (thường trùng với thời vụ trồng chè mới). Dặm vào những ngày râm mát, đủ ẩm hoặc ngày mưa.
  • Năm thứ nhất sử dụng các loại cây lấy từ vườn ươm để đem trồng vào các khoảng trống. Cây con đem trồng dặm phải cùng giống với cây trồng trên nương.
  • Từ năm thứ 2 trở đi sử dụng các cây ở trên nương chè hoặc dặm bằng bầu chè to (*)
  • Khi trồng mới phải đào hố tại giữa hàng tại chỗ mất khoảng (sâu và rộng khoảng 30 cm), sau đó mỗi hố bón thêm 1kg phân chuồng hoai mục. Đặt cây/bầu ngay ngắn, không làm cong rễ. Sau đó, lấp chặt đất và tủ đất bằng cỏ rác và chú ý chăm sóc để cây sinh trưởng tốt.

 Hiện nay trong sản xuất đang áp dụng phổ biến phương pháp trồng dặm bằng bầu chè to. Kỹ thuật chuẩn bị bầu chè như sau:

  • Dùng túi bầu PE cỡ lớn 18 x 25 cm, đ
  • Trộn đất với phân chuồng hoai và lân với tỷ lệ 3:1 (0,3kg phân chuồng + 20 g Supe Lân/bầu).
  • Chọn những cây bầu khỏe 9-10 tháng tuổi chuyển sang bầu to, chăm sóc trong vườn ươm 5-6 tháng, cây được 16-18 tháng tuổi, đưa đi trồng dặm.
  • Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: có chiều cao 35-40 cm, 12-18 lá trở lên, có cành cấp 1 và cấp 2, đường kính thân trên 0,5 cm

Với những chia sẻ trên, hy vọng đặc sản Nam Định giúp cho bạn đọc nhất là người nông dân có kỹ thuật đúng để nâng cao năng suất vườn chè gia đình mình

Nguồn tham khảo: Sách cây công nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *