Phân bón có quan hệ và ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chè. Vì thế, sau đây, đặc sản nam định xin hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây chè chuẩn theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp để nông dân và bạn đọc nắm được và có thể dễ dàng áp dụng cho nương chè của gia đình mình.
>>> Có thể bạn quan tâm
- trà shan tuyết
- hồng trà shan tuyết hà giang
- trà ống lam gác bếp
- trà bánh phổ nhĩ
- bạch trà shan tuyết hà giang
Cơ sở khoa học của việc bón phân cho cây chè
- Cây lâu năm, sống cố định trên một mảnh đất, nên lấy đi một lượng dinh dưỡng lớn.
- Là cây trồng hấp thụ dinh dưỡng liên tục trong suốt chu kỳ sống của cây, cần bổ thường xuyên
- Sản phẩm là búp và lá non, cùng với đốn hàng năm lấy đi một lượng dinh dưỡng lớn. Cần bổ sung kịp thời lượng
- Quá trình sinh dưỡng và sinh thực tồn tại song song, bón phân hợp lý tạo điều kiện cho STSD hạn chế STST
- Đất có độ dốc lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ để cây phát triển bình thường
Vai trò của các loại phân bón cho cây chè
Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh, than bùn, xác bã mắm, khô dầu,….
Tác dụng:
- Cải tạo tính chất vật lý của đất, tăng độ xốp, độ mùn, khả năng giữ nước cho đất
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây chè đầy đủ, cân đối và bền vững
- Làm tăng hiệu quả của các loại phân bón khác, đặc biệt là các loại phân khoáng.
Cách bón
- Bón 4 năm /lần
- Lượng bón 25-30 tấn /ha,
- Đào rãnh, bón vào tháng 11-12
Tác dụng của bón phân đa lượng, vi lượng cho cây chè
Phân khoáng đa lượng (NPK)
Phân N (Đạm) cho chè
- Tác dụng của N
- Quyết định NS búp chè.
- Kích thích cho mầm chè và búp sinh trưởng khoẻ,Nitrat amôn là có tác dụng tốt hơn cả.
- Thiếu N lá có màu xanh vàng. Thiếu đạm khi N trong lá 2,2-2,4%, trong búp 3-3,5%. đủ đam lượng đạm trong lá từ 2,9-3,4%, trong búp 4,7-5%.
Bón N đầy đủ và cân đối sẽ làm tăng cả phẩm chất chè
- Bón N < 300 kg /ha, hàm lượng Tanin, Cafein, chất hoà tan tăng.
- Bón >300 kg/ha, nước và ancaloit cao, chè chát đắng không ngon
Phân K:
- Có tác dụng rõ rệt trên đất trồng chè lâu năm
- Có ý nghĩa quan trọng với chất lượng chè xanh và chè Ôlong, làm tăng hàm lượng đường và hương thơm trong búp. Bón 80-320 kg K/ha, ↑ SL:28-35%, chất hoà tan:8%, tanin:6,7%.
- Thiếu K khi hàm lượng K trong lá <0,5%, > 1%: đủ K
- Làm tăng khả năng chống chịu của cây chè: chịu rét, khô hạn.
- Cần phát hiện sớm, bón cân đối giữa N và K.
Phân P:
- Có tác dụng chậm, ảnh hưởng không rõ đến NS búp chè đặc biệt là trên đất Feralit.
- Lân có tác dụng làm tăng hàm lượng đường và hương thơm trong búp chè xanh và chè Ôlong.
- Thiếu lân: hàm lượng lân trong lá 0,27-0,28%, trong búp 0,50-0,70%, đủ lân trong lá có 0,33-0,39%, trong búp là 0,86%
Phân vi lượng
- Phân vi lượng có vai trò quan trọng với cây chè, không những làm tăng năng suất mà còn tăng phẩm chất rõ rệt, vì các nguyên tố vi lượng có trong thành phần của các men, tham gia và điều khiển các quá trình trao đổi chất trong cây.Các nguyên tố vi lượng bao gồm: Zn, Al, Mg, Mn, S, Fe, Cu, …
- Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy Zn là nguyên tố có hiệu quả hơn so với các nguyên tố khác, nếu bón 2-5 kg/ha sẽ tăng tanin lên 2-5%, catechin tăng 20-43%
- Hiện nay, có rất nhiều lại phân phun qua lá nhằm cung cấp một số nguyên tố vi lượng như: Atonic, Komix và các chế phẩm khác ở Việt Nam cũng có tác dụng làm tăng năng suất ở chè.
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây chè kết hợp phân đa vi lượng đúng cách
Muốn sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả cho cây chè, cần dựa vào các nguyên tắc sau:
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong đất: hàm lượng mùn, hàm lượng các nguyên tố đa lượng (N, P, K), các nguyên tố vi lượng (Zn, Al, Fe, Mn,…)
- Căn cứ tình hình sinh trưởng và tuổi cây
- Dựa vào điều kiện khí hậu thời tiết
Bón phối hợp cân đối giữa các loại phân bón:
- Về tỷ lệ N:P: K bón cho chè, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nơi mà xác định cho phù hợp,
- Về các loại phân bón, liều lượng bón và cách thức tiến hành theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp
Loại chè | Loại
phân |
Lượng
phân (kg) |
Số lần
bón |
Thời gian
bón (tháng) |
Phương pháp bón |
NS< 60 tạ/ha | N
P2O5 K2O |
100-120
40-60 60-80 |
3-4
1 2 |
2, 4, 6, 8
2 2, 4 |
TL 40-20-30-10% hoặc 40-30-30%N
100% P2O5 60-40% K2O Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, giữa hàng lấp kín |
NS: 60- 80 tạ/ha | N
P2O5 K2O |
120-180
60-100 80-120 |
3-4
1 2 |
2, 4, 6, 8
2 2, 4 |
TL 40-20-30-10% hoặc 40-30-30%N
100% P2O5 60-40% K2O Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, giữa hàng lấp kín |
NS: 80- 120 tạ/ha | N
P2O5 K2O |
180-300
100-160 120-200 |
3-5
1 2-3 |
1, 3, 5, 7, 9
1 1, 5, 9 |
TL 30-20-30-10-10% hoặc 30-20-30-20%N
100% P2O5 60-30-10% K2O Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, giữa hàng lấp kín |
NS:> 120 tạ/ha | N
P2O5 K2O |
300-600
160-200 200-300 |
3-5
1 2-3 |
1, 3, 5, 7, 9
1 1, 5, 9 |
TL 30-20-30-10-10% hoặc 30-20-30-20%N
100% P2O5 60-30-10% K2O Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, giữa hàng lấp kín |
Đây là bảng quy trình bón phân chuẩn mà bộ Nông nghiệp đang áp dụng cho các vung chè trên cả nước. Hy vọng với những chia sẻ về kỹ thuật bón phân cho cây chè chuẩn trên đây, sẽ giúp được bạn đọc có được kiến thức chuẩn để áp dụng.
Nguồn tài liệu: Sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam