Đặc điểm thực vật học của cây chè (rễ, thân, lá, hoa, quả)

Đặc điểm thực vật học của cây chè

Cây chè là cây lâu năm sống cố định trên mảnh đất trong nhiều năm thậm chí lên hàng trăm năm. Nên việc nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây chèc rễ thân lá, hoa, quả cảu cây chề rất quan trọng, là cơ sở cho chọn đất, biện pháp canh tác và tác động và cây trà giúp cây chè phát triển và cho năng suất cao nhất. Cùng đặc sản Nam Định đi tìm hiểu từng bộ phân thân, lá, hoa, quả của cây chè qua bài viết sau:

>>> Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm thực vật học của cây chè – Rễ chè

Bộ rễ chè bao gồm 3 loại:

  • Rễ trụ (rễ cọc): phát triển từ phôi, ăn sâu trong đất trung bình 1,5-2m
  • Rễ bên (rễ ngang): phân nhánh từ rễ trụ, theo chiều ngang, từ 0-30 cm, độ rộng phân bố trong đất tuỳ theo khoảng cách trồng
  • Rễ hấp thụ: mọc ra từ các rễ bên,nhỏ, hút nước và dinh dưỡng

Đặc điểm sinh trưởng

  • Không sinh trưởng liên tục trong năm, sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ nhau và xen kẽ với bộ phận trên mặt đất
  • TK cây non rễ cọc phát triển mạnh, ăn sâu. Rễ bên phát triển về sau khoảng 2 năm ĐK gấp 2-2,5 lần đường kính tán
  • Thích nghi với đất chua, pH: 4,5-5,5
  • Không chịu được nước ngập, cần nhiều O2, yêu cầu mực nước ngầm dưới 1m, tầng canh tác dày trên 1m.

Ý nghĩa:

  • Làm nhiệm vụ hút nước, dinh dưỡng cho cây, chống đổ
  • Cơ quan tích luỹ tinh bột khi cây tạm ngừng sinh trưởng, khi đốn được huy động kích thích quá trình phát sinh bộ phận

 

Thân và cành chè

Cây chè shan tuyết Hoàng Shu Phì Hà Giang

Thân chè:

  • Sinh trưởng: Sinh trưởng theo thế đơn trục
  • Phân loại: Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và vị trí phân cành, chia làm 3 loại:

-Thân gỗ: thân chính, độ cao phân cành và chiều rộng tán lớn. Để sinh trưởng tự nhiên, cao 15 -20m.. Có 2 thứ chè: Shan và Assam

– Thân bụi: Không có thân chính rõ, phân cành sát mặt đất, tán cây rộng và thấp, phân cành nhiều. Điển hình là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ

– Thân gỗ nhỡ: Dạng trung gian, có thân chính nhưng độ cao phân cành cao cách mặt đất 20-30 cm, cây cao 4-5 m. Điển hình là thứ chè Trung Quốc lá to

Ý nghĩa:

  • Là trục đỡ cho cành chè, cầu nối bộ phận trên và dưới mặt đất.
  • Trong sản xuất luôn luôn phải đốn tạo hình bắt thân chè chuyển từ dạng đơn trục sang dạng đa trục, chiều cao lớn sang dạng thân bụi để tiện cho việc hái và chăm sóc
  • Trên cây có nhiều cấp cành tạo nên bộ khung tán tương đối rộng (5-20m).
  • Căn cứ vào góc độ giữa thân chính và cành cấp I, 3 dạng tán:

– Dạng tán thẳng đứng: Góc độ thân với cành cấp I nhỏ, tán hẹp

– Dạng tán ngang: Góc độ thân với cành cấp I lớn, tán rộng

– Dạng tán trung gian: Góc độ thân với cành cấp I trung bình

Dạng tán ngang, mặt lá rộng sẽ cho năng suất cao. Trong sản xuất áp dụng kỹ thuật đốn, hái tạo cho tán rộng, nâng cao NS

Đặc điểm thực vật học của cây chè – Cành chè

Dạng tán thẳng đứng 2. Dạng tán trung gian 3. Dạng tán ngang
Dạng tán thẳng đứng 2. Dạng tán trung gian 3. Dạng tán ngang

 

  • Do các mầm dinh dưỡng phân hóa thành. Cây chè có 7-8 cấp cành, đốn hái có thể lên đến 12-15 cấp.
  • Có nhiều lóng, mỗi lóng có mang theo 1 lá đơn + 1mầm nách,Chiều dài lóng phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc
  • Màu sắc: xanh nhạt, đậm và màu nâu. Phụ thuộc vào tuổi của các cấp cành.

Sinh trưởng: Vị trí cành khác nhau thì khả năng sinh trưởng khác nhau: Cấp cành càng cao STSD càng yếu, STST mạnh.

Ý nghĩa

  • Tất cả các búp lá non đều phát triển trên cành vì vậy số lượng cành nhiều, mật độ phân cành hợp lý thì cho năng suất cao, chất lượng tốt.
  • Ngoài ra, cành chè còn là nguyên liệu cho giâm cành, ghép hoặc chiết

Mầm chè

Phân loại theo chức năng, trên cây chè có 2 loại mầm cơ bản:

  • Mầm dinh dưỡng (sinh dưỡng): phát sinh ra cành và lá non
  • Mầm sinh thực: Tạo ra hoa, quả và hạt

Có ý nghĩa trong nhân giống và tạo giống. Trong sản xuất chè lấy búp cần hạn chế phát triển nhằm tập trung dinh dưỡng vào nuôi búp mới, cho NS và phẩm chất tốt.

Theo vị trí mầm, khả năng sinh trưởng, mầm DD chia 3 loại:

Mầm đỉnh:

  • Vị trí: mọc trên đầu các cành và thân, tiếp tục phát triển trên trục chính của các cành năm trước.
  • Đặc điểm sinh trưởng: Loại mầm sinh trưởng mạnh nhất, ức chế hoạt động của các loại mầm khác (ức chế sinh trưởng đỉnh).  Không sinh trưởng liên tục mà có giai đoạn sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ nhau tạo thành các đợt sinh trưởng. Trong điều kiện tự nhiên 1 cành chè một năm có 4-5 ĐST. Khi sinh trưởng yếu nó trở thành búp mù
  • Ý nghĩa: mầm đỉnh thường được hái cùng lá non (tôm chè)

Mầm nách:

  • Vị trí: Là mầm mọc ở nách lá (giữa cành và lá chè)
  • Đặc điểm sinh trưởng: Sinh trưởng kém hơn mầm đỉnh. Phần lớn ở trạng thái nghỉ, chỉ phát sinh khi hái búp đỉnh. Vị trí khác nhau sinh trưởng khác nhau: mầm sát với vết hái thành mầm đỉnh mới, phát triển và ức chế mầm nách dưới nó. Mầm nách nằm trên cùng một trục với mầm sinh thực nên nếu để lại nhiều thì cơ hội ra hoa nhiều
  • Ý nghĩa: Phát sinh cành và búp mới trong năm, cho năng suất

Mầm bất định:

  • Vị trí: Là loại mầm nằm trên đoạn cành thân chè đã hoá gỗ
  • Đặc điểm sinh trưởng: Loại mầm kém phân hoá nhất, chỉ phát sinh khi đốn chè. Khi phát sinh cành lá mới, mầm bất định phát triển khoẻ, búp to trong đợt sinh trưởng kéo dài.Mầm bất định phát sinh về phía đốn ngược
  • Ý nghĩa: Xây dựng qui trình đốn tạo hình, đốn từ giữa tán đốn ra

Đặc điểm thực vật học của cây chè – Búp chè

Đặc điểm thực vật học của cây chè - Búp chè

  • Định nghĩa: là đoạn cành và lá non trên cây được thu hái để làm nguyên liệu chế biến các loại chè thành phẩm.
  • Khối lượng búp phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc cũng như phương thức đốn, hái.
  • VD: Các giống chè Shan thường có khối lượng búp lớn, các giống chè Trung Quốc lá nhỏ khối lượng búp nhỏ hơn; Vườn chè bón nhiều phân búp sẽ lớn hơn vườn chè thiếu phân
  • Búp to, mập thường biểu hiện của giống cho năng suất cao
  • Thành phần của búp chè:

– Tôm chè: Là các lá non bao quanh đỉnh sinh trưởng khi đỉnh sinh trưởng đang ở trạng thái hoạt động

– Lá non: Số lượng tuỳ người hái 2-3 lá

– Đoạn cành non: Là đoạn cành chưa hình thành sơ gỗ

Hai dạng búp chè:

  • Búp bình thường (búp đồng, búp nguyên): Là búp có đầy đủ thành phần: tôm, lá non, đoạn cành non. Trong sản xuất búp bình thường càng nhiều càng cho năng suất cao
  • Búp mù: Là búp trên cành không có tôm chè, lá non; đỉnh sinh trưởng ở vào trạng thái ngủ nghỉ tạo ra sản lượng búp nhỏ, năng suất búp kém

Nguyên nhân gây ra tình trạng búp mù:

  • Do điều kiện ngoại cảnh: đất xấu, rét đậm, khô hạn, thiếu ẩm,…
  • Do chăm sóc: tưới nước không đầy đủ, bón phân không hợp lý
  • Đốn chè cao
  • Giống

Biện pháp khắc phục:

  • Chọn giống,
  • Bón phân,
  • Tưới nước hợp lý,
  • Đốn chè

Đặc điểm sinh trưởng:

Tuân theo QLST của mầm trên cây, theo chu kỳ như sau:

  • Mầm ngủ à mầm được phát động à lá vảy ốc mở à lá cá xuất hiện à các lá thật xuất hiện à cành chè ngừng hoạt động … à mầm được phát động
  • Một đợt sinh trưởng được tính từ khi mầm chè được phát động đến khi cành chè ngừng hoạt động.
  • Trên một cành chè, nếu để sinh trưởng tự nhiên thì một năm có 4-5 đợt sinh trưởng,
  • Nếu hái búp liên tục thì có 6-7 đợt sinh trưởng.
  • Trong điều kiện chè được thâm canh cao có thể đạt 9-10 đợt sinh trưởng.

Đặc điểm thực vật học của cây chè – Lá chè

Đặc điểm thực vật học của cây chè - Lá chè
1. Tôm chè; 2. Lá cá, 3; Lá thật thứ 1; 4. Lá thứ 2; 5. Lá thứ 3; 6. Lá thứ 4; 7. Lá thứ 5; 8. Đoạn cành
  • Lá đơn, mọc cách, trên mỗi đốt có 1 lá,
  • Hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau tuỳ giống: bầu, tròn, thuôn dài,…
  • Lá non thường có màu xanh lục nhạt, lá già có màu lục sẫm, vàng,….
  • Lá mọc trên cành theo thế lá khác nhau: lá úp, lá nghiêng, lá ngang, lá rủ.
  • Những cây chè có thế lá ngang và rủ thường là đặc trưng của các giống cho năng suất cao.

Cấu tạo lá:

  • Trên bề mặt có gân chính và các đôi gân phụ ăn ra mép lá, số đôi gân lá biến động từ 6-14 đôi.
  • Mép lá có răng cưa, độ dày và kích thước biến động

–Cấu tạo giải phẫu của lá chè bao gồm các lớp:

  • Lớp biểu bì trên à lớp tế bào mô dậu (chứa diệp lục)
  • Là lớp tế bào mô xốp à lớp tế bào biểu bì dưới
  • Tỷ lệ mô dậu / mô xốp càng lớn thì khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cây chè càng cao

– Phân loại: Theo vị trí và chức năng, chia thành 3 loại:
– Lá vảy ốc:

+ Lá bao quanh đỉnh sinh trưởng khi đỉnh sinh trưởng ngủ nghỉ,

+ Làm nhiệm vụ bảo vệ đỉnh sinh trưởng,

+ Rụng đi khi đỉnh sinh trưởng hoạt động,

+ Số lượng lá biến động tuỳ giống

– Lá cá:

+ Lá được tạo ra cứ mỗi đợt sinh trưởng,

+ Lá dị hình không có răng cưa, gân lá.

+ Hình dạng không cố định, kích thước nhỏ có khả năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ.

+ Hàm lượng các chất hoà tan, hàm lượng tanin trong lá ít, chất lượng kém.

+ Trên cành chè thường chỉ có 1 lá cá. Lá cá có thể được thu hoạch làm nguyên liệu.

– Lá thật:

+ Lá đã phát triển hoàn chỉnh có đầy đủ răng cưa, gân lá,

+ Kích thước lớn mang đặc trưng của giống

Đặc điểm sinh trưởng:

Quá trình phát triển của một lá trải qua các giai đoạn

  • Giai đoạn phân hoá tế bào
  • Giai đoạn tăng kích thước
  • Giai đoạn ổn định
  • Giai đoạn già: tuổi thọ lá là 1 năm

Ý nghĩa

  • Lá là cơ quan quang hợp của cây.
  • Diện tích lá ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng búp, thường lá to sẽ cho trọng lượng búp lớn.
  • Cần duy trì LAI (chỉ số diện tích lá) hợp lý để đạt năng suất cao nhất
  • Với các giống chè Việt Nam, chỉ số diện tích lá tốt nhất 6-8,
  • Với các giống chè Trung Quốc 3-4
  • Vì vậy khi hái lá phải chừa lại một số lá nhất định

Đặc điểm thực vật học của cây chè- Hoa, quả và hạt

Cây chè không có cành chuyên ra quả, chồi lá và chồi hoa cùng mọc thành chùm từ 1 nách lá gồm 1 chồi lá và 1-4 chồi hoa.

Hoa chè

Hoa chè

  • Ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời sống của cây.
  • Ở Việt Nam, sau khi gieo trồng 2 năm cây chè ra hoa đầu tiên. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 cây chè hoàn chỉnh về các đặc điểm phát dục.
  • Hoa chè do mầm sinh thực phân hoá tạo thành, vị trí hoa nằm ở các nách lá. Hoa thường phân hoá vào tháng 6, hoa nở vào tháng 10-12 (nở rộ trong khoảng tháng 10-11).
  • Trên một cây chè có 100-200 hoa.
  • Hoa chè là hoa lưỡng tính, có 5-7 cánh, màu trắng, có 200-400 nhị đực và 1 nhị cái.
  • Hoa thường nở từ 5-7 giờ sáng, nhị đực chín trước nhị cái 2 ngày
  • Chè là cây giao phấn (chủ yếu thụ phấn nhờ gió và côn trùng), tỷ lệ tự thụ phấn thấp (2-3%) nên tỷ lệ đậu quả thấp (<12%).

Quá trình hình thành và phát triển của một chồi hoa:

  • Chồi hoa hình thành cùng một chồi lá
  • Đài hoa hình thành (nụ mắt cua)
  • Tràng hoa hình thành (nụ hạt tiêu)
  • Nhị đực và nhụy cái hình thành (thường khi có Ф 3-4 mm).

Quá trình nở hoa

Nụ bộp → bắt đầu nở hoa → nở hoa hoàn toàn → nhị đực rụng → hoa rụng.

Đặc điểm thực vật học của cây chè- Quả và hạt

Đặc điểm thực vật học của cây chè- Quả và hạt

  • Hoa nở tháng 10-12 và đến tháng 8-9 năm sau thì quả chín. Như vậy, có sự trùng hợp ra hoa kết quả của hai mùa (mùa trước và mùa sau) với sinh trưởng ra búp lá. Đây là hiện tượng độc đáo của cây chè.
  • Quả chè thuộc loại quả nang, mỗi quả có 1-4 hạt (tỷ lệ quả có 4 hạt rất ít).
  • Hình dạng quả khác nhau tùy theo số quả có trong hạt: tròn, trứng, tam giác,….
  • Khi chín quả có màu nâu, vỏ quả tự nứt và tung hạt ra ngoài.
  • Hạt chè có vỏ dày và cứng, có khối lượng diệp tử lớn (chiếm 3/4 trọng lượng hạt),
  • Hàm lượng dầu và chất béo trong hạt khá cao (>30%) dễ bị phân giải làm giảm sức nảy mầm.
  • Hạt chè thường chín sinh lý trước độ chín hình thái, vì vậy cần thu hoạch hạt sớm

Với những chia sẻ trên về đặc điểm thực vật học của cây chè, giúp cho các bạn học sinh sinh viên có tài liệu học tập và những người chưa được nhìn thấy cây chè thực tế có thể hình dung ra loại cây công nghiệp dài ngày này.

Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *