Các cách chọn tạo và nhân giống chè

Nhân giống chè vô tính

Chè là cây trồng lâu năm thời gian sinh trưởng rất dài, những đặc trưng về sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực biểu hiện rất khác nhau, do đó việc nghiên cứu nhân giống chè cần phải kiên trì và lâu dài. Chu kỳ phát dục của chè dài, quá trình phát dục của cây chè bị điều kiện ngoại cảnh chi phối rất mạnh. Công tác chọn giống cần phải tạo những loại hình thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật quản lý và chăm sóc. Việc đánh giá phẩm chất chè phải trải qua nhiều khâu như giống, kỹ thuật nông nghiệp, chế biến… cho nên phải đánh giá thật khách quan mới phản ánh đúng tính chất của từng giống.

>>> Có thể bạn quan tâm

Chọn giống chè

Chu kỳ phát dục hàng năm của cây chè (Chu kỳ sinh trưởng nhỏ)

Sử dụng giống tốt trong nông nghiệp là phản ảnh trình độ sản xuất nông nghiệp của một nước và của mỗi thời kỳ khác nhau. Đối với nước ta, chọn giống chè còn có nhiều ý nghĩa: đào thải các giống chè bị lẫn tạp, phục tráng giống đã già cỗi và đồng thời nhanh chóng đưa ra sản xuất những loại hình tốt. Do vậy cần phải xác định giống chè tốt trước khi đem trồng.

Tiêu chuẩn chọn giống chè tốt

  • Về sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng phân cành mạnh, tạo tán rộng, mật độ búp trên tán và khối lượng búp cao, búp mù ít, lá to mềm nhiều gợn sóng và có màu xanh sáng.
  • Về năng suất: Cao và ổn định, NS giống mới > giống ĐP 15%
  • Về Chất lượng: hàm lượng tanin, chất hoà tan cao, màu sắc và hương vị tốt
  • Khả năng chống chịu: có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít sâu bệnh

Phương pháp chọn giống chè

Lựa chọn hỗn hợp:

Hạt từ các cây tốt gieo chung và so sánh

  • Ưu điểm: giữ được đặc tính tốt của giống, đơn giản, dễ làm, không cần thiết bị phức tạp, thời gian khảo nghiệm giống ngắn.
  • Nhược điểm: khó phân biệt, tách riêng đặc tính di truyền đời sau.
  • Phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong giai đoạn đầu, tập trung vào hai chỉ tiêu chính: năng suất và chất lượng

Lựa chọn tập đoàn:

Thực chất là chọn lọc hỗn hợp, từ tập đoàn nguyên thuỷ tìm ra những nhóm giống có đặc tính khác nhau, sau đó tiến hành chọn lọc hỗn hợp các nhóm đã được phân lập

Lựa chọn cá thể:

Chọn lọc các cây chè tốt đem trồng riêng, rồi theo dõi các đặc điểm di truyền theo từng dòng ở đời sau. Phương pháp này giám định được cá thể mà tính di truyền tốt xấu chưa biểu hiện rõ. Trong sản xuất thường lựa chọn bằng phương pháp giâm cành.

Nhân giống chè

Nhân giống hữu tính chè (nhân giống bằng hạt):

Nhân giống hữu tính chè (nhân giống bằng hạt):

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giá trồng mới rẻ
  • Nhược điểm: Cây con STPT không đều, không giữ được đặc tính của cây mẹ, NS thấp, chất lượng không ổn định, khó áp dụng công nghiệp, hệ số nhân giống thấp

Hình thức nhân giống

  • Sản xuất hạt giống quá độ: nương chè SX búp + hái quả giống. Lưu lại cây tốt không hái búp để nuôi thành cây giống, Số cây để lại 1.000 cây /ha sẽ cho NS hạt khoảng 1.500 kg /ha
  • Sản xuất ở vườn chuyên giống: Yêu cầu phải đầu tư chăm sóc tốt sẽ cho năng suất hạt cao trên dưới 3.000 kg /ha

Tiêu chuẩn hạt giống chè tốt:

  • Hạt phải thuần chủng, có tỷ lệ nảy mầm trên 75%,
  • hạt to có đường kính trên 13 mm,
  • hàm lượng nước 28-30% trọng lượng hạt,
  • tử diệp màu trắng sữa.

Nhân giống chè vô tính

Nhân giống chè vô tính

Ưu điểm:

  • Giữ được đặc tính tốt của cây mẹ; tốc độ sinh trưởng nhanh, nhanh cho thu hoạch.
  • Cây sinh trưởng đồng đều, NS ổn định, thuận lợi cho chăm sóc, hệ số nhân giống cao (gấp 80-100 lần nhân giống bằng hạt);
  • Tránh được hiện tượng lẫn tạp, ít bị thoái hoá giống

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kỹ thuật cao,
  • Đầu tư lao động lớn,
  • Khối lượng vận chuyển bầu lớn, giá thành cây con cao,
  • Tỷ lệ chết cây con cao nếu không có biện pháp nhân giống tốt

Nhân giống chè bằng cành giâm

Yêu cầu đối với vườn sản xuất hom giống

  • Vườn sản xuất hom giống phải trồng bằng cành của giống chọn lọc đã được xác nhận là giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Vườn sản xuất hom giống phải luôn luôn sạch cỏ và sạch sâu bệnh.
  • Ở Việt Nam, có 2 thời vụ cắt cành giống là vào vụ Xuân và vụ Thu. Thời gian giữa 2 lần cắt là 6 tháng, trong thời gian này tiến hành hái búp để hạn chế sinh trưởng trung tâm và bón phân N tạo chồi ngủ hoạt động. Trước khi cắt 15-20 ngày tiến hành bấm ngọn để phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, kích thích mầm hoạt động.
  • Sau khi không sản xuất hom giống tiến hành đốn theo quy trình của vườn chè sản xuất và chuyển sang nhiệm vụ kinh doanh búp.

Nhân giống chè bằng phương pháp nối ngọn

Áp dụng tạo ra các giống quý STPT tốt và thích nghi với nhiều điều kiện ngoại cảnh của nhiều vùng sinh thái khác nhau.

  • Gieo trồng gốc ghép: có thể gieo trong bầu hoặc gieo thẳng
  • Gieo bầu: 3-4 tháng tuổi cây đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép,
  • Gieo thẳng: sau 12 tháng cây mới đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép.
  • Giống được lấy làm gốc ghép là giống đại trà ngoài sản xuất
  • Ngọn ghép: là những giống quý, hiếm: Đại bạch trà, Bát tiên,…

Kỹ thuật ghép: Cắt vát cành theo hình chữ V, gốc ghép cũng cắt hình chữ V, sâu 1-1, 5 cm. Đặt ngọn ghép sao cho khít cành ghép sau đó buộc dây nilon. Sau 20 ngày tháo dây nilon

Sau 3 tháng ngọn ghép cao 15 cm, có 6 lá và 1/3 thân hoá gỗ, khi đó cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Nhân giống bằng nuôi cấy Invitro

Đây là phương pháp tạo ra các giống chè sạch bệnh

Đặc sản Nam Định hy vọng những chia sẻ trên về cách chọn tạo và nhân giống chè giúp cho các bạn nông dân có thêm kiến thức đúng để áp dụng cho cây chè vườn nhà

Nguồn tài liệu: sách cây công nghiệp – Học Viện nông nghiệp Việt Nam

Mời các bạn tham khảo 1 số sản phẩm chè shan tuyết do chúng tôi phân phối sau đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *