Hiển thị 1–20 của 32 kết quả

Nơi bán củ đinh lăng trồng tại Hải Hậu, ngâm rượu có tác dụng gì?

Củ đinh lăng được ví như là 1 loại sâm của người nghèo không chỉ làm rau ăn kèm món ăn mà còn là vị thuốc có nhiều tác dụng bồ bổ sức khỏe, chữa bệnh. Vì thế rất nhiều người đã tìm mua củ đinh lăng ngâm rượu và về nấu nước uống. Bạn đang tìm địa chỉ bán củ đinh lăng ngâm rượu uy tín, đảm bảo chất lượng hãy mua ngay tại đặc sản Nam Định. Đinh lăng của chúng tôi do nhà tự trồng và thu mua của bà con Hải Hậu Nam Định  theo chuẩn GACP – WHO ( thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO), có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo.

Nơi bán củ đinh lăng trồng tại Hải Hậu, ngâm rượu có tác dụng gì?

Nguồn gốc và phân bố của cây đinh lăng

Cây đinh lăng có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây phân bố ở Malayxia, Indonexia, Lào, miền nam Trung Quốc. Do là cây thân thảo có lá sum suê quanh năm xanh tốt và dáng cây đẹp nên đinh lăng được trồng chủ yếu để làm cảnh ở các đình chùa, vườn gia đình. Từ năm 1961, do biết tác dụng bổ dưỡng của rễ Đinh lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá và vườn thuốc (nguồn tham khảo www.wattpad.com).

Tại Việt Nam Đinh lăng được trồng ở nhiều nơi. Ở miền Bắc được trồng nhiều nhất ở huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu – Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và đinh lăng ở đây chất lượng cao hơn. Và đinh lăng còn được trồng ở Tây Nguyên và Miền Nam có năng suất cao hơn đinh lăng trồng miền Bắc.

Phân loại và tên gọi cây đinh lăng

Phân loại và tên gọi cây đinh lăng

Theo hệ thống phân loại thực vật, cây Đinh lăng lá nhỏ được xếp vào:Cây Đinh lăng tên khoa học (Polyscias fruticosa (L.) Harms) hay còn gọi là cây gỏi cá.Tên Trung Quốc là nam dương sâm. Bộ(ordo): Apiales, họ (familia): Nhân Sâm, phân họ (subfamilia): Aralioideae, chi (genus): Polyscias, loài: P.fruticosa (nguồn tham khảo www.wattpad.com).

– Phân loại theo đặc điểm thực vật học (hình dạng lá)thì cây đinh lăng chia thành nhiều dạng khác nhau và một sốloài đang sử dụng nhiều nhất: đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill), đinh lăng trổ (Đinh lăng viền bạc): Polyscias guilfoylei(Cogn Marche) Baill, đinh lăng lá to (Đinh lăng rang): Polyscias filicifolia (Merr) Baill, đinh lăng đĩa (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr), đinh lăng răng (lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên gọi khác là Polyscias serrata Balf) (nguồn tham khảo http://text.123doc.org).

Theo dân gian đinh lăng chia 2 loại là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ:

  • + Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt, đây là loại hay được chọn để làm giống (nguồn tham khảo www.wattpad.com).
  • + Đinh lăng tẻ là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này người dân không nên trồng (nguồn tham khảo www.wattpad.com).

Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng

Đặc điểm thực vật học: lá nhỏ, cây thân gỗ nhỏ cao 0,8-1,5m, thân không lông, không gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm. Lá chét có cuống nhỏ mảnh khảnh dài 3-15mm, dạng màng khía răng không đều, phần nhiều khía hay chia thùy, có mũi nhọn dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ thành cờ, tán ngắn dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng khoảng 3-4mm, dày 1mm, có vòi tồn tại, cây ra hoa tháng 4-7 (nguồn tham khảo nghiên cứu Trương Thị Đẹp, 2010).

Yêu cầu ngoại cảnh:

  • Đinh lăng là cây sống nhiều năm, cây ưa sáng, ưa ẩm và đất sâu, có thể chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất cát. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm nhiều màu (nguồn tham khảo www.wattpad.com).
  •  Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 280C (thời gian từ giữa thu đến cuối xuân). Cây có khả năng tái sinh mạnh nên người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành, chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15-20cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10. Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt). Ngoài ra cây cũng có thể được trồng bằng hạt (nguồn tham khảo Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, 2011).

Thành phần hóa học của thân lá, rễ, củ đinh lăng ngâm rượu

Thành phần hóa học của thân lá, rễ, củ đinh lăng ngâm rượu

Trong nghiên cứu trên cây này bởi Võ Duy Hồ Nam và các đồng nghiệp (1998), đã chiết xuất saponin trong oleanolic axit từ lá, và polyacetylenes từ củ. Có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Các loại dầu dễ bay hơi trong lá cũng đã được nghiên cứu và phân lập để tìm ra 8 saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H, và 3 saponin đã được biết đến.

Thành phần hoá học:

  • + Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.
  • + Vỏ rễ và lá chứa saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng, 21,10%  đường.
  •  + Lá: saponin triterpen (1,65%) một genin đã xác định được là acid oleanolic. (Nguyễn Trần Châu và Đỗ Mai Anh, 2011).

Từ lá Đinh lăng, Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược liệu đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxydol, heptadeca- 1,8 (E) – dien- 4,6diyn- 3 ol- 10 on và heptadeca- 1,8 (Z)- dien-4,6 diyn- 3 ol- 10 on. Hai hợp chất sau chỉ có trong là Đinh lăng mà chưa thấy trong các chi khác thuộc chi Panas và họ Araliaceae. Trong rễ Đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất polyacetylen, nhưng chỉ có panoxydol, panaxynol, heptadeca- 1,8 (E)- dien- 4,6 diyn- 3,10 diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.

Những nghiên cứu về hóa học bằng điện di và sắc ký cho thấy rễ cây đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tannin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của đinh lăng lá nhỏ và nhân sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ đinh lăng lá nhỏ có 7 vết, còn nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau (nguồn tham khảo www.wattpad.com).

Tác dụng của cây đinh lăng (thân, lá, củ). Củ đinh lăng có tác dụng gì

Tác dụng của cây đinh lăng (thân, lá, củ). Củ đinh lăng có tác dụng gì

Nhiều các bạn thắc mắc lá đinh lăng có tác dụng gì? củ đinh lăng có tác dụng gì? thì hãy đọc ngay tác dụng của cây đinh lăng sau để có câu trả lời cho mình nhá.

Theo 1 số nghiên cứu khẳng định:

  • Tính vị, tác dụng: Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình, lá vị nhạt, hơi đắng, có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Bên cạnh đó Đinh lăng còn là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với con người, Đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm tăng khả năng chịu nóng của cơ thể .
  •  Tác dụng dược lý – Công dụng: Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người. Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ. Một nghiên cứu  khác về tác dụng tăng lực của dịch chiết Đinh lăng trên chuột nhắt bằng phương pháp chuột bơi của I.Brekman, để đánh giá sự hồi phục cơ thể sau khi chuột bơi kiệt sức cũng cho thấy Đinh lăng có tác dụng tăng lực làm tăng sức dẻo dai của cơ thể chuột sau khi bơi kiệt sức theo Ứng Long và cộng sự, 1985.
  • Tác dụng an thần và ít độc: Nghiên cứu về độc tính của Đinh lăng cho thấy liều gây chết LD50 của Đinh lăng theo đường tiêm phúc mạc là 32,9g/1kg chuột (Ngô Ứng Long và cộng sự, 1985). Kết quả cho thấy với liều uống hàng ngày 60g/1kg, sau 3 ngày có hiện tượng chuột chết. Như vậy, Đinh lăng là thuốc ít độc. Nếu so sánh với Nhân sâm về giá trị LD50 cùng đường tiêm phúc mạc thì Đinh lăng ít độc kém 3 lần.
  • Tác dụng trên tim mạch: Năm 1989, Nguyễn Khắc Viện đã sử dụng dịch chiết Đinh lăng với liều 0,5g/kg thỏ tiêm tĩnh mạch. Kết quả cho thấy Đinh lăng không ảnh hưởng vào tần số và biên độ co bóp của tim. Điện tâm đồ thu được so với nhóm đối chứng không có gì khác biệt trên huyết áp.Với liều 0,58g/kg thỏ khi sử dụng tiêm tĩnh mạch đã không thấy ảnh hưởng gì về huyết áp sau 3 giờ, với liều cao hơn (2g/kg thỏ) thấy có dao động về huyết áp theo hướng giảm dần
  • Tác dụng chống trầm cảm và stress của Đinh lăng (tham khảo nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự, 2001 – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam): Kết quả cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bịrút ngắn bởi stress, ở liều 45-180 mg/kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch.

Ngoài ra

  • Rễ của cây đinh lăng được làm làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá cây đinh lăng sử dụng làm thuốc chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Và Thân và cành của đinh lăng không vứt đi mà còn là vị thuốc chữa tê thấp, đau lưng.

Rượu đinh lăng có tác dụng gì?

Rượu đinh lăng có tác dụng gì?

Đnh lăng được ví như sâm của người nghèo, 1 vị thuốc có thể điều trị được nhiều bệnh, căn cứ vào mục đính để có những bài thuốc phù hợp. Nên rễ đinh lăng ngâm rượu cũng rất tốt cho sức khỏe, nhất là rượu là chất dẫn suất tăng hấp thụ đinh lăng nhanh chóng. Để trả lời Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? hay củ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì? Hãy tham khảo công dụng của uống rượu đinh lăng như sau:

  • Bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng: Rượu đinh lăng còn cải thiện sinh lý đàn ông, giúp lưu thông máu. Nếu bạn đang tập gym nên dùng ít rượu này sẽ giúp thể trạng tốt hơn.
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ, giảm mệt mỏi, căng thẳng do thần kinh, khắc phục tình trạng chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Rượu ngâm củ đinh lăng còn  giúp vận động đào thải độc tố, tăng cân.
  • Có tác dụng kháng viêm, lợi sữa, hồi phục sức khỏe đối với chị em sau sinh

Tiêu chí chọn củ, rượu, bình  để có bình ngâm rượu củ đinh lăng chất lượng

Tuy rượu ngâm đinh lăng tốt cho sức khỏe như vây nhưng bạn cũng phải biết cách lựa chọn củ, bình ngâm và rượu như thế nào cho đúng cách để công dụng tốt nhất.

Cách lựa chọn củ đinh lăng ngâm rượu:

  • Thường có 2 loại đinh lăng lá to và đinh lăng lá nhỏ, theo nghiên cứu đinh lăng lá nhỏ có hàm lượng dược liệu cao hơn nên bạn hãy chọn củ đinh lăng loại lá nhỏ
  • Chọn củ đinh lăng được trồng trên 3 năm tuổi trở lên, và càng nhiều năm tuổi thì tác dụng càng cao.
  • Nên chọn củ có trọng lương từ 1kg trở lên để ngâm rượu

Cách lựa chọn rượu ngâm:

  • Nên chọn rượu có nồng độ từ 40-45 độ thì đinh lăng sẽ có màu đẹp mắt hơn và dinh dưỡng từ đinh lăng sẽ ra nhiều hơn.
  • Nên sử dụng rượu được chế biến thủ công ủ với men tu hay men ngô, sẽ an toàn hơn rượu nấu công nghiệp và tăng công dụng cũng như hương vị của thuốc rượu.

Chọn bình ngâm củ đinh lăng

  • Nên chọn loại thủy tinh để ngâm rượu thay vì bình bằng nhựa sẽ nguy hiểm , ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Nên dùng nắp kín miệng bình ngâm, miện bình ngâm vừa phải để có thể bỏ đinh lăng vào bình.

Hướng dẫn cách ngâm rượu củ đinh lăng đúng cách:

Củ đinh lăng tươi và khô có cách ngâm rượu khác nhau:

Cách ngâm rượu củ đinh lăng tươi

  • Khi chọn củ đinh lăng xong thì mang đi sửa sạch đất cát bụi bẩn bám trân thân và củ đi.
  • Để ráo củ đinh lăng và cho vào bình thủy tinh: bạn có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên củ đều có tác dụng như nhau.
  • Đổ rượu: đổ rượu ngập phần củ trong bình và đậy kín nắp. Thường tỷ lệ 1kg nên đổ 3-4 lít rượu.
  • Để bình rượu ở nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau 1 tháng là bạn có thể lấy ra uống khi thấy màu rượu chuyển sang vàng.

Ngâm rượu củ đinh lăng khô:

Phương pháp ngâm truyền thống:

Ngâm rượu củ đinh lăng khô truyền thống

  • Theo phương pháp này củ đinh lăng ngâm rượu được rửa sạch và thái thành từng miến mỏng đem phơi khô, trong 5-6 nắng là được.
  • Mang đinh lăng phơi khô đi sao vàng hạ thổ: lưu ý để lửa nhỏ, tầm 5 phút là được. Để nguội là có thể cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu vào bình: đổ ngập đinh lăng, tỷ lệ 1kg khô với 7-8 lít rượu
  • Thời gian ngâm: trên 3 tháng mới có thể lấy ra uống.

Phương pháp ngâm của Đông Y:

Ngâm rượu củ đinh lăng khô theo đông y

  • Mang củ đinh lăng ngâm rượu đi thái nhỏ, phơi 5 lần dưới nắng và 2 lần trong bóng râm(phơi âm can).
  • Sắp một bát nước vo gạo nếp đặc. Đinh lăng sau khi được phơi khô thì đút vào chảo, vẩy nước vo gạo lên và sao vàng tầm 5 – 7 phút, đến khi đinh lăng vàng thì tắt bếp và để nguội.
  • Cho đinh lăng vào bình -> đổ rượu: tỷ lệ 1 kg đinh lăng khô với 10-12 lít rượu, đậy kín , nơi thoáng mát.
  • Thời gian ngâm: 3 tháng

Lưu ý khi ngâm rượu củ đinh lăng và sử dụng

  • Trong củ đinh lăng có chứa tinh chất Saponin rất lớn nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra phản ứng phụ như nôn mửa, chóng mặt, .. Nên sử dụng vừa phải, chỉ nên uống tầm 3 ly nhỏ/ngày để phát huy tối đa công dụng.
  • Nên lựa chọn đinh lăng nơi ưu tín, mua rượu có nguồn gốc rõ ràng
  • Với 1 số người bị nhảy cảm vói 1 số thảo dược cần cẩn thận trước khi dùng, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
  • Không nên tự ý kết hợp bừa bãi ngâm đinh lăng với 1 số vị thuốc khác, sẽ gây tác dụng vụ không mong muốn. Cần tham khảo thầy thuốc đông y trước khi ngâm.
  • Không nên uống rượu đinh lăng vào ban đêm sẽ gây ham muốn dẫn đến khó ngủ.
  • Do từ thảo dược tự nhiên nên phát huy hiệu quả chậm, bạn cần uống trong thời gian dài mới phát huy hết công dụng được.
  • Để rượu có công dụng tốt nhất thì thời gian ngâm rượu phải: đạt 1 tháng trở lên đối với loại củ tươi, 3 tháng trở lên đối với củ khô.
  • Trong thời gian sử dụng nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hãy dừng ngay và đi khám bác sỹ tránh nghiêm trọng hơn.
  • Để cải thiện khả năng sinh lý cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi điều độ và khoa học để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên đây giới thiệu về đinh lăng, tác dụng của đinh lăng và cách ngâm rượu đinh lăng hiệu quả để các bạn tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu mua đinh lăng về ngâm rượu hãy chọn ngay Đặc sản Nam Định chúng tôi.

> Tham khảo mẫu đinh lăng điêu khắc do chúng tôi sản xuất và bán trên 63 tỉnh thành Việt Nam: