Nhắc đến gỏi cá Nam Định thì phải kể đến món gỏi nhệch Nghĩa Hưng hay gỏi nhệch Hải Hậu, Giao Thủy, được làm từ cá nhệch 1 loại cá da trơn sinh sống ở vùng đất ngập nước ven biển gần cửa các con sông có nhiều phù sa thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Cùng đặc sản nghĩa hưng nam định đi tìm hiểu cách làm gỏi nhệch Nghĩa Hưng và sự khác biệt so với các tỉnh Hải Hậu, Giao Thủy như thế nào qua bài viết sau nhé.
>> Có thể bạn quan tâm:
- bánh nhãn hải hậu giá bao nhiêu
- gạo tám xoan hải hậu vinmart
- cách làm nem nắm nam định
- đại lý kẹo sìu châu nam định tại hà nội
- cách nấu phở bò nam định ngon
- mua nước mắm sa châu ở đâu
Nguyên liệu làm gỏi nhệch Nam Định
- Phụ liệu để làm gỏi nhệch gồm có: dấm mẻ, thảo mộc, ớt, mắm tôm, đường kính… Dấm mẻ bằng gạo Tám thổi thành cơm, để nguội, cho con mẻ vào. Mắm tôm có thể cho trước khi nấu mẻ hoặc nấu chín mới cho. Nếu nấu mẻ sôi rồi mới cho mắm tôm vào, nồi mẻ sẽ bị khắm.
- Thính để làm gỏi là thính làm từ cơm Tám để nguội, rang khô nghiền nát trộn với bột đậu xanh thì thính mới dậy mùi thơm. Riềng rửa sạch giã nhỏ thành bột để tẩm cá (dùng thính vừng sẽ ngon hơn, nhưng tốn, người ta thường dùng thính gạo). Nghệ tươi để lên màu, chọn củ nghệ non, tươi thì mới lên màu vàng đẹp. Bởi thế nhệch củ con nào có da và thịt vàng, ăn ngon hơn và không cần phải tẩm nghệ, dân gian gọi là nhệch nghệ
- Mâm gỏi nhệch có thể chần thêm đĩa tôm he và con giá. Phụ liệu để ăn kèm gồm thịt nhệch, tôm chần, xương rán, da và xương xào ớt, dấm mẻ, mắm tôm, hoa chuối thái mỏng, gia vị riềng, hành củ, tỏi, sả, ớt thái mỏng và một tí muối. Các loại thảo mộc: lá mơ lông, lá đinh lăng, lá sung, diếp cá, lá chanh, mùi tàu, lá nghệ, rau răm, lá lốt, rau ngót, lá na… và các loại quả như: chuối xanh, khế chua, quả sung, đài mít…
- Nhệch nguyên liệu dùng làm gỏi phải chọn loại nhệch to (từ 300g đến 400g trở lên) béo, bụng trắng vàng óng, lưng xanh màu đá thẫm.
Cách làm gỏi nhệch Nghĩa Hưng, Nam Định
- Do đặc tính da nhệch có nhiều nhớt, trơn tuồn tuột cho nên khi bắt được nhệch về chế biến thì việc đầu tiên của người đầu bếp là loại bỏ chất nhờn có trên da của nó. Theo cách dân gian truyền lại người ta dùng tro bếp phủ lên mình nhệch để hút nhờn, hay lấy lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn rồi ngâm trong nước muối hay nước vôi trong….
- Sau khi làm sạch thân nhệch, người ta mổ nhệch loại bỏ ruột, lấy mật đem hoà cùng với rượu trắng để làm đồ uống thưởng thức cùng với gỏi nhệch. Thịt nhệch được lọc tách khỏi xương.
- Xương nhệch và phần đầu, đuôi cá nhệch được băm nhỏ để chế biến nước chấm cùng với bỗng mẻ. Thịt nhệch sau khi được lọc ra dùng giấy bản thấm khô, sau đó được đem thái nhỏ dọc thớ với độ dài khoảng 3 cm. Đem thịt nhệch ướp cùng với một số gia vị như riềng giã nhỏ và nước nghệ tươi cho thịt có màu vàng, hạt nêm, muối, mắm tôm, xả, ớt… Tiếp đó trộn cùng với thính gạo rang.
- Món gỏi nhệch ngon hay không còn phụ thuộc vào nước chấm. Nước chấm gỏi nhệch Giao Thủy được người dân nơi đây chế biến theo phương pháp cổ truyền với hương vị đặc biệt gọi là dấm. Nguyên liệu để chế biến món dấm là nước bỗng mẻ được gạn chắt từ loại mẻ ngấu, chua. Mẻ chua đánh nhuyễn lọc bỏ cái mẻ. Sau đó cho xương, phần đầu và đuôi nhệch đã băm nhuyễn, hành, ớt, muối, đường làm nhân dấm. Quấy đều, bắc lên bếp đun sôi kỹ rồi bắc xuống múc chia thành bát nhỏ để tiện khi thưởng thức. Dấm ăn gỏi chua dìu dịu, cay cay nhưng không gắt, thơm nồng và hấp dẫn.
- Ăn gỏi nhệch nhất thiết là phải có rau thơm đi cùng. Rau thơm gồm: lá sung, lá đinh lăng, vọng cách, lá mơ lông… Và các loại quả như khế, sung, ớt….Gỏi nhệch có thể ăn cùng với bánh đa vừng. Các loại rau thơm có thể để nguyên lá hoặc thái nhỏ và trộn lẫn với nhau. Đây chính là các loại lá thuốc dân gian tốt cho đường tiêu hóa vì vậy mà khi ăn cùng với thịt nhệch sống nhưng không một ai bị đau bụng ngay cả với những người yếu dạ.
- Khi ăn thực khách dùng miếng bánh đa nem cuộn với các loại rau gia vị và một gắp thịt nhệch cuộn chặt lại rồi chấm vào bát dấm, quả thật chẳng có món gỏi nào có thể sánh được với gỏi nhệch. Nếu thực khách uống được rượu thì có thể dùng rượu trắng Bỉnh Ri pha với tiết nhệch hay hoà với mật nhệch thì thật thú vị vô cùng. Ngoài món gỏi cá nhệch, vùng quê Giao Thủy còn có gỏi cá chim, gỏi cá hồng, gỏi cá ngừ…với cách chế biến tương tự.Gỏi cá Giao Thủy ăn rất ngon, mát, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Nguồn tham khảo: https://nguoinamdinh.net/goi-nhech-giao-thuy-nam-dinh/
Các loại gỏi nhệch Nam Định
Nếu ăn gỏi cá biển thường người ta chỉ ăn gỏi cá nhệch, gồm hai loại: Nhệch khét và Nhệch củ. Nhệch khét chỉ bé bằng ngón tay, nhưng ăn ngon nhất. Nhệch củ là loài cá ở bãi, dài, to có khi đến 1,5 kg và dài 1,2 m.
Muốn bắt nhệch khét phải đợi có gió Tây Nam về, nhệch khét nhú lên mặt nước dùng đinh ba và móc đáp để bắt. Nhệch củ thì có quanh năm, căn cứ vào váng nước ở lỗ tròn cả hang nhệch trên bãi cát.
Ăn gỏi nhệch Nghĩa Hưng ở đâu?
Những năm gần đây gỏi nhệch là một món không thể thiếu và rất đặc trưng của các quán gỏi cá ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam với nét ẩm thực phong phú, đa dạng.
VŨ BẢO PHẠM VĂN ĐỒNG
- Địa chỉ: 168 Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại: 043 757 9499 – 0886 666 727
*VŨ BẢO CẦU GIẤY
- Địa chỉ: Biệt thự 14, ngõ 75 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại: 0246.652.8747 – 0966.755.998
*VŨ BẢO KIM SƠN ( gần nhà thờ đá phát diệm)
- Địa chỉ: SN 6A, TT Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình
- Số điện thoại: 0229.727255 – 0886505588
*VŨ BẢO NINH BÌNH
- Địa chỉ: Số 37 đường Nguyễn Huệ, phường Nam Bình, Ninh Bình
- Số điện thoại: 0229.633.9666 – 0985.800.535
*VŨ BẢO THANH HÓA
- Địa chỉ: Km12, Quốc lộ 47, Quảng Hưng, TP Thanh Hóa
- Số điện thoại: 02372.240.466 – 0941.183.366
*VŨ BẢO NGA SƠN
- Địa chỉ: Nga liên, Nga Sơn, Thanh Hoá
- Số điện thoại: 02373.653.326 – 0982256169
Hướng dẫn cách chuẩn bị và ăn Gỏi Nhệch Nghĩa Hưng khi mua hàng online về nhà ăn
Khi mua hàng, bạn sẽ nhận được 1 hộp gồm:
- 1 túi Nhệch Sống đã ướp gia vị.
- 1 túi xương Nhệch rán giòn.
- 1 vài chai nhựa đóng đá để chườm mát cá.
- 1 túi nước chấm đặc biệt (nước chẻo).
- 1 túi rau và các loại gia vị.
1. Đun lại nước chẻo (nước chấm gỏi cá sống)
Để tiện vận chuyển xa nên nước chẻo nguội khi đóng nên khi ăn bạn còn đun nóng lên sẽ ngon hơn. Sử dụng gói muối và gói đường đi kèm nêm nếm cho vừa khẩu vị của từng người. Ngoài ra có thêm túi mắm tôm nhỏ, bạn có thể cho thêm vào bát chẻo riêng mình nhé.
2. Trộn gia vị vào gỏi Nhệch
Nếu trộn gỏi ngay từ đầu, Gỏi Cá sẽ bị giảm hương vị và chảy nước. Chính vì thế chúng tôi để riêng cá đã nêm một chút và các loại gia vị khô ở các túi khác nhau. Trước khi ăn, các bạn trộn đều những túi sau: Cá sống, Xương rán, Thính, Vừng,Hoa chuối,
3. Thưởng thức Gỏi Nhệch
- Các bạn chọn các loại lá ưa thích, gắp vài ba lát cá kèm hoa chuối cuốn thành một miếng vừa ăn. Không quên kèm 1 lát ướt nhỏ, chấm nước chẻo và thưởng thức. Vì rất nhiều loại lá gia vị nên trong 1 lần khó có thể gói hết được đủ tất cả. Vì thế để đảm bảo đủ gia vị các bạn có thể nhai kèm các loại lá còn thiếu.
- Cắn thêm 1 mẩu hành sống, 1 mẩu tỏi sống hoặc 1 mẩu riềng. Tốt nhất là ba lần ăn 3 loại khác nhau để tạo lên sự biến ảo trong vị giác.
- Gỏi Nhệch có tính hàn. Chính vì thế trong lúc thưởng thức các bạn nhấp một ngụm Rượu Đinh Lăng sẽ giúp làm tăng khẩu vị và điều hòa âm dương rất tốt.
- Có một kiểu gói gỏi khác cũng được ưa thích là cuốn lá gói và vài miếng Nhệch thành hình chiếc phễu. Sau đó rắc các loại lá gia vị và múc nước chẻo rưới lên miệng phễu rồi thưởng thức. Cách ăn này sẽ giúp bạn ăn được nhiều nước chẻo hơn và cũng khá là mới lạ đó.
Sự khác biệt giữa gỏi nhệch Nam Định ở Nghĩa Hưng và Hải Hậu, Giao Thủy
Đặc điểm |
Gỏi nhệch Nghĩa Hưng | Gỏi nhệch Hải Hậu, Giao Thủy |
Nước chẻo
|
+ Màu sắc: có màu vàng của nghệ để tăng hương vị
+ Nước chẻo ít chất béo, không thấy có một chút váng mỡ nào nổi lên nhưng đảm bảo độ béo ngậy. |
Nước lỏng và có nhiều váng mỡ
|
Cách chế biến | + xương Cá Nhệch rán giòn được trộn đều trong gỏi cá khi ăn sẽ có cảm giác giòn rụm khá mới lạ
+ 1 số quán còn ở rán giòn cả da và xương để ăn kèm, khá lạ miệng và thú vị. |
Gỏi Nhệch được trộn cùng khá nhiều nghệ và riềng, dùng rổ rê bỏ phần dư thừa đó.
|
Cách thưởng thức | Không ăn kèm bánh đa nem nên lượng rau cuốn của cũng nhiều gấp rưỡi | Gỏi Nhệch với bánh đa nem |
Hy vọng bài viết trên, giúp các bạn biết thêm được 1 loại đặc sản Nam Định khác. Nếu có dịp ghé Nam Định các bạn có thể ăn thử và trải nghiệm.